Thứ sáu, 29/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/03/2010
Hà Nội dẫn đầu cả nước về tỷ lệ truy cập Internet

Cimigo - nhóm chuyên gia độc lập về nghiên cứu marketing và nhãn hiệu - vừa công bố báo cáo Netctizens Việt Nam về tình hình sử dụng và tốc độ phát triển của mạng Internet. Bản báo cáo dựa trên một nghiên cứu lớn nhất và toàn diện nhất được thực hiện tại Việt Nam về tình hình sử dụng Internet, đồng thời công bố nhiều khía cạnh về Internet chưa từng được nghiên cứu trước đó.

Trong những năm gần đây, tốac độ tăng trưởng Internet của Việt Nam tăng mạnh, qua mặt các nước láng giềng như Thái Lan và Philippines. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet cao nhất thế giới. Từ năm 2000, số lượng người truy cập Internet đã tăng gấp 100 lần. “Nếu bạn sống ở đô thị Việt Nam và không sử dụng Internet thì bạn thực sự là một thiểu số. Internet đang trở thành một phần không thể thiếu của người Việt Nam,” ông Lukas Mira, giám đốc trực tuyến công ty Cimigo, phát biểu.
“Trong những thành phố được nghiên cứu, Hà Nội dẫn đầu về độ phủ sóng Internet, với hơn 60% dân số có truy cập mạng”, ông Lukas Mira cho biết. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, con số này dừng ở 50%, và ở các thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ, con số ở khoảng 40%. Nhìn chung, hơn nửa dân thành thị Việt Nam đã và đang truy cập Internet.
Khoảng 90% cư dân mạng sử dụng Internet hơn một lần trong tuần, và khoảng 70% sử dụng hàng ngày. Không những độ phủ sóng của Internet tăng cao, mà người Việt Nam cũng dành nhiều thời gian “online” hơn. Con số trung bình hiện tại là 2 giờ mỗi ngày. “Ảnh hưởng của tầng lớp xã hội và kinh tế đối với thói quen này không thể bỏ qua”, ông Lukas Mira, tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh.
Truy cập Internet từ nhà ngày càng trở nên phổ biến, với hơn 75% thường online tại nhà. Số lượng các tiệm Internet ngày càng tăng, tuy nhiên tầm quan trọng của chúng lại giảm. Các tiệm Internet thường phục vụ giới trẻ và giới bình dân, những người không có Internet tại gia.
So với dân số nói chung, cư dân mạng có những đặc điểm riêng. Đa số họ là những người trẻ, tới từ tầng lớp kinh tế cao và phần lớn là nam giới. Trong độ tuổi từ 15-24, gần như tất cả dân số đã sử dụng Internet. “Mặc dù đa số giới trẻ truy cập Internet, các nhà quảng cáo sẽ khôn ngoan hơn nếu như vẫn chú trọng tới các loại hình truyền thông trực tuyến để tiếp cận ¼ số người truy cập Internet trên tuổi 35”, ông Lukas Mira cho biết.
Báo cáo Netcitizens Việt Nam được tổng hợp từ một khảo sát trong số gần 3000 người sử dụng Internet tại 6 thành phố ở Việt Nam. Cimigo tiến hành cuộc nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thêm về thị trường trực tuyến tại Việt Nam. Từ năm 2007, Cimigo đã công bố nhiều bản báo cáo thường niên tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng Internet. Bài báo cáo năm 2009 đã được mở rộng với sự xuất hiện của 4 thành phố lớn (Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang và Cần Thơ).
Bản báo cáo giải đáp phần lớn những câu hỏi có thể có về việc sử dụng Internet tại Việt Nam; ai đang “online”, trong bao lâu, như thế nào, những thói quen trên mạng, những trang web họ truy cập, suy nghĩ về mua hàng trực tuyến và tầm ảnh hưởng của Internet tới cuộc sống. 
Theo Hà Nội mới
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0