Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 30/03/2010
Mạng xã hội tại Việt Nam: Mới chỉ khởi đầu…

Có những vấn đề không thể không đặt ra trong quá trình xây dựng và khai thác các mạng xã hội (MXH) như: Tầm nhìn, mô hình phát triển, hiểu biết văn hóa bản địa, năng lực quản trị và quyền lực để thực hiện.

Trăm hoa đua nở

Ở nước ta, MXH đã xuất hiện trong nhiều năm qua. Trước hết là các mạng được Việt hóa từ một số MXH nước ngoài. Không ít người cho rằng MXH Việt Nam do chính người Việt Nam phát triển sẽ có khả năng hiểu được tâm lý và thị hiếu khách hàng Việt Nam, sẽ có nhiều khả năng cung cấp được những dịch vụ phù hợp. Cách đây vài năm, sau khi Y!360 xuất hiện, Việt Nam dấy lên trào lưu blog và đang dần đi vào cuộc sống của thanh thiếu niên. Từ đây, hàng loạt blog nền ra đời nhằm đón đầu nhu cầu đang phát triển. Có thể nói năm 2007 là năm blog Việt Nam. Khi blog phát triển bão hòa, người ta mới nhìn thấy mô hình kinh doanh dịch vụ blog không dễ kiếm lợi như họ tưởng, nhiều dự án blog đã chết.

Trong năm 2009, Yahoo!360 đóng cửa, cũng là lúc Việt Nam xuất hiện nhiều MXH nội địa. Tuy nhiên, chưa có một mạng nào đủ sức hấp dẫn để có một vị trí quan trọng trong thị phần Internet ở nước ta. Nhiều MXH trong nước như FPT 1280, Ngoisaoblog.com, Clip.vn, Cyworld.vn, Yobanbe.vn, Phununet, Henantrua.com... đua nhau khởi sắc.

Rồi xuất hiện một bản Việt hóa Facebook. Với tính năng kết nối nhanh, có nhiều ứng dụng hấp dẫn, từ cuối năm 2009, Facebook đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn người dùng Việt Nam. Nhưng sau đó, một số nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam từ chối dịch vụ truy cập Facebook. Trên diễn đàn mạng người ta tranh luận xung quanh việc ngăn chặn truy nhập Facebook, đả kích MXH trong nước làm ra, chỉ trích một số mạng đã copy các trò chơi của Facebook.

Để xây dựng một MXH Việt Nam thu hút được người dùng quả là không đơn giản. Các MXH cần những người có tầm nhìn dài hạn, có những mô hình phát triển hợp lý, hiểu biết sâu sắc văn hóa Việt, có năng lực quản trị, đủ kiến thức về kinh doanh, công nghệ và phải là những người có đủ quyền lực để thực thi kế hoạch.

Bốn điều lưu ý

1. Chiến lược phát triển MXH. Những câu hỏi như liệu MXH đã phải là phát kiến lớn cuối cùng của Internet? Nó sẽ thay đổi như thế nào nữa?... đang được đặt ra. Trên thế giới đã có những hội thảo đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này với nhiều ý kiến khác nhau.

Biz Stone, Giám đốc điều hành mạng Twitter tuyên bố rằng Twitter thậm chí không phải là một MXH. Twitter không bao giờ yêu cầu ai đó phải có quan hệ lâu dài với nhau, thậm chí Twitter còn thay đổi câu hỏi được sử dụng lâu nay “What are you doing?’ (Bạn đang làm gì?) thành ‘What’s happening?’ (điều gì đang xảy ra?). Twitter giống một mạng thông tin hơn là một MXH. Mong muốn của Twitter là tạo ra một mạng với một công nghệ mở, tạo ra một nền tảng mở, minh bạch.Biz Stone tin rằng, MXH gây ra một hiệu ứng chính trị. Sự trao đổi thông tin trên diện rộng một cách cởi mở sẽ dẫn tới những tác động toàn cầu có tính tích cực. Nếu người dân được thông tin nhiều hơn, họ sẽ tham gia nhiều hơn, và khi đó, họ cũng sẽ đồng cảm nhiều hơn. Họ là những công dân toàn cầu, chứ không chỉ là công dân của chỉ một quốc gia nào đó.

Theo wikipedia, MXH, hay gọi là MXH ảo (social network) là mạng dịch vụ nối kết các thành viên trên Internet có cùng sở thích lại với nhau. MXH có những tính năng như chat, email, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. MXH cho phép cư dân mạng liên kết với nhau theo nhiều phương thức: nhóm (cùng trường hoặc cùng thành phố...), thông tin cá nhân (địa chỉ e-mail, số điện thoại, địa chỉ nơi ở...), sở thích cá nhân (thể thao, phim ảnh, sách báo, ca nhạc...), hoặc lĩnh vực quan tâm (kinh doanh, học tập...)

Peter Thiel, người đồng sáng lập ra dịch vụ thanh toán PayPal và cũng là người đi tiên phong trong việc đầu tư vào Facebook cho rằng, trước hết hãy đánh giá xem chúng ta đang ở đâu trong quá trình lịch sử phát triển MXH? Ông cũng khẳng định chúng ta đang ở giai đoạn đầu và hầu hết các công ty sẽ chưa có gì nổi bật trong vòng vài năm tới.

2. Hướng phát triển kết hợp giữa tính xã hội và di động. Sẽ có những làn sóng xã hội di động mạnh mẽ đưa đến những sáng tạo trong khai thác, xử lý thông tin. Apple đang có những tiềm lực lớn lao theo hướng này. Ở nước ta, truyền thông di động đã phát triển mạnh mẽ, rất có tiềm năng để phát triển MXH di động.

Tại hội nghị tổng kết năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của Bộ TTTT, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã khẳng định quyết tâm xây dựng một MXH mang bản sắc Việt Nam…

3. Làm sao để xử lý lượng thông tin đó để tìm tri thức? Từ những MXH, ta có những lượng thông tin khổng lồ. MXH đang phát triển nhưng việc khai thác tri thức trong các mạng đó thì chỉ mới bắt đầu! Các trường ĐH như ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã nhiều năm đào tạo sau ĐH lĩnh vực này.

4. Kiểm soát nội dung. Luật của chúng ta không cho phép cư dân mạng làm một số việc vi phạm đến đạo đức, văn hóa... Trong một MXH vài nghìn người thì không có vấn đề gì, nhưng với lượng cư dân lên đến con số triệu, hàng chục triệu thì việc kiểm soát lại là một vấn đề phức tạp không dễ vượt qua.

Không thể thiếu chuyên gia

Xây dựng một MXH có lượng người nào đó tham gia chắc không có gì khó. Cái khó là thu hút được đông đảo đối tượng mà mạng hướng đến, gắn kết họ với nhau, cùng nhau chia sẻ. Hơn nữa, nếu nhắm đến mục tiêu là đáp ứng được mọi nhu cầu về văn hóa, lịch sử... thì lại là một chuyện khác! Muốn có thông tin về một lĩnh vực nào đó phải làm sao thu hút được đông đảo chuyên gia lĩnh vực đó tham gia. Thu hút người tham gia đã khó, thu hút chuyên gia tham gia càng khó hơn! Ở nước ta, trong nhiều hệ thống chưa có sự tham gia của lực lượng đông đảo chuyên gia, những nhà khoa học. Chắc cũng vì thế mà chưa có được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

Có ba loại mạng xã hội

• Ego centric: MXH lấy cá nhân làm trung tâm, người sử dụng có quyền can thiệp vào cấu trúc và giao diện của trang cá nhân. Tiêu biểu cho loại này là MXH MySpace mà phiên bản Việt Nam là VietSpace.

• Relationship centric
: Lấy mối quan hệ giữa các cá nhân làm trung tâm. Nó giúp cá nhân biết được người mình quan hệ đang làm gì, cũng như giúp những người quan hệ biết mình đang làm gì. Điển hình cho dạng này là FaceBook, Twitter, Y!360, Mash. Đặc điểm của loại mạng này là các mối quan hệ càng chặt càng tốt, các tính năng của mạng cũng phải hỗ trợ cho nhu cầu quan hệ này.

• Content centric: Lấy sản phẩm nội dung do mình hay nhóm tạo ra cho cộng đồng mạng làm trung tâm. Sản phẩm được thể hiện theo một dạng đa phương tiện nào đó như bài viết, ảnh, audio/video… Ở Việt Nam dạng này có các mạng như Tamtay, Chacha, Mp3, Zing...
Phân loại trên không có nghĩa mỗi MXH chỉ hoạt động theo một loại mà nói lên loại hình hoạt động trung tâm của mạng.

Nguyễn Lãm

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0