Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/03/2010
Năng lực kết nối 2010 - Việt Nam "mất điểm" ở khu vực doanh nghiệp

Việt Nam thấp điểm bởi bị đánh giá thấp ở hạng mục doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng kinh doanh. Theo bản báo cáo, Việt Nam cần phải thúc đẩy đầu tư kinh doanh nhiều hơn vào phần cứng, phần mềm và các dịch vụ CNTT nhằm nâng cao lợi ích của năng lực kết nối.

Đó là nội dung chính được đề cập trong bản báo cáo đánh giá Năng lực kết nối 2010 vừa mới được công bố.

Với điểm số 3.42 trên Bảng đánh giá năng lực kết nối 2010 (Connectivity Scorecard), Việt Nam đang ở vị trí thứ 15 trong số các nền kinh tế hiệu quả và có nguồn lực dồi dào. Trong số 4 nền kinh tế của các quốc gia ASEAN cũng trong bảng xếp hạng, có Malaysia đứng đầu với 7.11 điểm đánh giá, Thái Lan được 3.53 nhưng vẫn đứng trên Philippines (2.97) và Indonesia (2.14).

Việt Nam được đánh giá cao nhất trong mục Người tiêu dùng. Với số điểm 0.67 trong tiểu mục Kỹ năng và sử dụng của người tiêu dùng, Việt Nam đứng sát ngay sau Malaysia (có điểm cao nhất - 0.74). Theo báo cáo, Việt Nam đã có được những con số "đáng nể" liên quan đến khối chính phủ. Bên cạnh đó, mức độ sử dụng thoại cao và điểm sử dụng Internet ở mức tương đối (0.43 điểm trong khung từ 0 đến 1) càng làm tăng điểm hơn nữa của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ở khu vực doanh nghiệp thì điểm số của Việt Nam lại không mấy sáng sủa. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp lại chiếm tỉ trọng lớn nhất - 67% trên bảng đánh giá của Việt Nam, và do vậy, có ảnh hưởng lớn nhất đối với điểm số tổng thể.

Việt Nam bị đánh giá khá nghèo nàn trên tất cả các tiêu chí thước đo liên quan đến khu vực doanh nghiệp, bao gồm cả mức độ phổ biến kết nối băng rộng trong khối doanh nghiệp, khu vực mà có tỷ lệ đặc biệt thấp ở Việt Nam, tuy nhiên điểm đánh giá chung của hạng mục này được kéo lại chỉ bởi tỷ lệ tuyển sinh trung học khá lớn, đạt điểm tương đối lớn hơn 0.5.

Những điểm mạnh và điểm yếu ở trên cho thấy Việt Nam vẫn duy trì được sức mạnh tiềm tàng trong khu vực người tiêu dùng, ở đó thể hiện điểm kỹ năng và sử dụng CNTT khá cao. Mới được triển khai vào tháng 11/2009, dịch vụ 3G tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại lực đẩy lớn hơn cho sự tăng trưởng của ngành điện thoại di động. Theo dự báo hãng nghiên cứu thị trường IDC, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về viễn thông so với các quốc gia Đông Nam Á khác trong năm nay

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn trong các lĩnh vực hạ tầng doanh nghiệp cũng như mức độ sử dụng và kỹ năng trong doanh nghiệp. Những đầu tư vào xây dựng một hạ tầng ICT mạnh mẽ, bao gồm tăng cường độ phủ của kết nối băng thông rộng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam san lấp khoảng cách với các quốc gia tiên tiến hơn về công nghệ.

Bảng đánh giá năng lực kết nối (Connectivity Scorecard)

Connectivity Scorecard là một chỉ số ICT toàn cầu – trước tiên là để xếp hạng các quốc gia không chỉ bởi sự phát triển hạ tầng CNTT-truyền thông (ICT) của các quốc gia đó mà còn đánh giá quy mô mà các khu vực chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng cá nhân sử dụng các công nghệ kết nối để nâng cao sự thịnh vượng của xã hội và nền kinh tế. Thuật ngữ "kết nối hữu ích" thể hiện mức độ tiềm năng của ICT cần được khai thác để thúc đẩy hiệu suất công việc và tăng trưởng kinh tế. Không giống như những nghiên cứu hiện có khác, Connectivity Scorecard còn đánh giá về "mức sử dụng và kỹ năng", chẳng hạn như khả năng nhận thức, mức độ sử dụng phần mềm trong doanh nghiệp và khả năng tiếp cận ICT của phụ nữ.

Được tài trợ bởi Nokia Siemens Networks, giáo sư Leonard Waverman, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Haskayne, thuộc Trường Đại học Tổng hợp Calgary, và các đồng nghiệp của Trường Kinh doanh Luân Đôn đã xây dựng nên dự án nghiên cứu này. Dự án được thực hiện bởi hãng tư vấn kinh tế quốc tế LECG, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Waverman.

Bảng đánh giá năng lực kết nối này dựa trên các điểm đánh giá tương đối giữa các quốc gia, và do vậy, điểm số của mỗi quốc gia được đánh giá liên quan tới quốc gia đạt điểm tốt nhất trong từng lĩnh vực theo từng thời điểm nhất định. Cùng với các chỉ số khác trong bảng xếp hạng tương ứng, thật khó có thể cho rằng Bảng đánh giá này hoàn toàn thể hiện là "những cải tiến" hoặc "những suy giảm giá trị" hay để so sánh điểm số qua các giai đoạn thời gian, đồng thời cũng đưa ra một loạt những thay đổi  đối với các chỉ số trong bảng đánh giá năm 2010 nhằm phản ánh những thay đổi về mặt công nghệ, đồng thời nắm bắt chuẩn xác hơn số liệu trong "thế giới thực".

Bảng đánh giá sử dụng số liệu của Akamai về mức phát triển trong năm nay, chứ không dùng những thước đo kiểu như "tốc độ tăng trưởng nhanh nhất được phát biểu bởi người lãnh đạo" như đã từng áp dụng ở trong bảng đánh giá trước đây (đối với đánh giá 2009 của Việt Nam). Akamai là hãng cung cấp hàng đầu về dịch vụ lưu giữ nội dung trên các máy chủ đặt tại khắp nơi trên thế giới, và cách thức của hãng không chỉ ghi nhận vấn đề "tốc độ" (được đo lường trong các bài kiểm tra tốc độ khác), mà còn đánh giá các yếu tố khác nữa, chẳng hạn như việc nghẽn mạng gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.

Bên cạnh đó, Bảng đánh giá cũng đã sử dụng Chỉ số sẵn sàng về chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (UN E-Government Readiness Index) để đánh giá hiện trạng của các quốc gia đối với khu vực chính phủ, chứ không dùng các phương pháp đo lường chính phủ điện tử của Viện nghiên cứu Brookings (Brookings Institution E-Government) như năm ngoái. 

Chi tiết về Báo cáo đánh giá năng lực kết nối này, bạn đọc có thể tham khảo tại địa chỉ http://www.connectivityscorecard.org/.

Theo taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0