Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/03/2010
Doanh nghiệp nhỏ vững mạnh trước những rủi ro.

Những thảm họa thiên nhiên gần đây như một cảnh báo rõ ràng nhất về những rủi ro và bất ổn ngày càng gia tăng mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau đang phải đối mặt. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ, tình trạng này còn ở mức báo động cao hơn nhiều.

Nếu thảm họa xảy ra và khiến cho toàn bộ những thông tin quan trọng của một công ty bị mất hoặc không thể truy nhập được thì chi phí mà các doanh nghiệp nhỏ gánh chịu - về tổn thất tài chính và uy tín của họ - là không gì có thể thay thế được. Những hậu quả này cộng với khoảng cách khá lớn giữa nhận thức và thực tế về mức độ sẵn sàng của các DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản trước các thảm họa thiên nhiên và gián đoạn hoạt động kinh doanh khiến cho chúng ta đang đối mặt với một tình trạng rất đáng lo ngại.

DNVVN chính là mạch máu của nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm tới 90% tổng số tất cả các doanh nghiệp, với nhân viên làm việc chiếm 60% tổng số lực lượng lao động1. Tuy nhiên, tuy có vai trò là những lực lượng kinh tế hùng hậu nhưng họ lại thường không sử dụng những biện pháp bảo vệ cơ bản để ngăn ngừa những rủi ro kinh doanh do bởi do thiếu thời gian, ngân sách và nguồn nhân lực. Việc lập kế hoạch khôi phục thảm họa thường ở vị trí cuối cùng trong hạng mục ưu tiên đầu tư bởi vì các DNVVN luôn tập trung tất cả mọi nỗ lực của họ nhằm tăng trưởng kinh doanh.

Không ai mong muốn thảm họa xảy ra, nhưng thực tế thì chúng lại vẫn hiển hiện – có thể là hỏa hoạn, mất điện, rò rỉ đường ống nước, động đất hoặc bão lớn. Trung bình, các DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản gặp phải ít nhất 3 lần mất điện trong khoảng thời gian 12 tháng – theo số liệu mới nhất được công bố trong Nghiên cứu của Symantec về mức độ sẵn sàng ứng phó với thảm họa của các DNVVN2. Phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát (84%) cho biết họ cảm thấy được bảo vệ trước những thảm họa tiềm tàng này và hai phần ba các doanh nghiệp được khảo sát (69%) tin rằng khách hàng của họ sẽ hiểu và thông cảm nếu có sự cố ngưng trệ đối với các tài nguyên công nghệ hay máy tính của họ. Cho dù có quan niệm như vậy, nhưng thực tế cho thấy những công ty này lại không có sự chuẩn bị tốt cho các tình huống thảm họa, và các khách hàng của họ sẽ không chờ đợi họ xử lý vấn đề nảy sinh.

Gần một nửa số DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản không có một kế hoạch cụ thể cho việc ứng phó thảm họa và gián đoạn kinh doanh. Những chi phí phát sinh trước sự thiếu chuẩn bị tốt này đối với khách hàng của họ có thể lên tới trung bình 15.000 đô-la Mỹ mỗi ngày, thời gian ngưng trệ hệ thống tới 8 giờ hoặc nhiều hơn nữa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi 42% khách hàng của các DNVVN này thực tế đã chuyển sang làm việc với một đối tác khác do bởi hệ thống máy tính và công nghệ của đối tác hiện tại của họ không đáng tin cậy.

Có một quan niệm sai lầm ở đây là cho rằng kế hoạch khôi phục thảm họa sẽ khá tốn kém. Tuy vậy vấn đề cần xem xét ở đây là mối tương quan cần thiết – khi bạn đầu tư vào những kế hoạch khôi phục thảm họa, thì hiệu quả vận hành ổn định của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích sau đó. Chắc chắn bạn sẽ không muốn đầu tư hết mức vào công việc lập kế hoạch khôi phục thảm họa, mà bạn nên tiếp cận theo một phương pháp khoa học, chặt chẽ hơn – đó là trước tiên bảo vệ những tài sản quan trọng nhất trong doanh nghiệp, và tiếp theo phân cấp ưu tiên cho những tài sản còn lại theo tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động kinh doanh của bạn. Phương pháp này giúp bạn có thể được bảo vệ tốt mà không gây tốn kém. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ cần phải đặt ra những câu hỏi thích đáng về hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo có được hiệu quả tối ưu của kế hoạch khôi phục thảm họa.

Những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ

Một điều hiển nhiên là phòng còn hơn chống, và may mắn thay là có những phương pháp rất đơn giản nhưng hiệu quả mà các DNVVN có thể áp dụng để loại trừ những rủi ro và đảm bảo uy tín với khách hàng của mình dù cho có thể gặp phải bất kỳ thảm họa nào.

1.      Xác định nhu cầu: Xác định rõ những thông tin quan trọng và tuyệt mật nào cần được bảo vệ, sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên những thông tin còn lại theo tầm quan trọng của chúng.

2.      Sử dụng những chuyên gia tư vấn đáng tin cậy: Tìm một nhà cung cấp giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, ứng dụng các giải pháp bảo vệ tự động và giám sát các xu hướng đe dọa.

3.      Tự động hóa ở bất cứ quy trình nào có thể: Tự động hóa quy trình sao lưu giúp đảm bảo quy trình này không bị bỏ sót khi áp lực về mặt thời gian của nhân viên tăng lên.

4.      Kiểm tra chạy thử thường xuyên: Áp dụng các phương pháp dự phòng kiểm tra chạy thử thường xuyên. Khôi phục dữ liệu là giai đoạn tồi tệ nhất nếu biết rằng những tệp tin quan trọng không được sao lưu như kế hoạch.

5.      Kết hợp phòng chống với bảo vệ: Sử dụng phương thức toàn diện tất cả trong một trong việc lựa chọn công nghệ mà kết hợp giữa biện pháp bảo vệ trước những mối đe dọa bảo mật phức tạp ngày nay cùng với những tính năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng.

Theo Taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0