Thứ ba, 23/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/03/2010
Luật về TMĐT: Luôn theo sát thực tế doanh nghiệp

Dưới đây là cái nhìn tổng quan của TS Lê Quốc Hưng – Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT) về ý nghĩa của các văn bản pháp luật được Nhà nước, Chính phủ ban hành trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng, phát triển CNTT.

Trong thời gian qua, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách kịp thời nhằm tạo điều kiện khuyến khích việc phát triển ứng dụng CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp và phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Có thể kể đến Luật Giao dịch điện tử (năm 2005), Luật CNTT (năm 2006), Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT (năm 2006) và nhiều văn bản pháp lý khác… Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra những chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc ứng dụng như Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010” được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số191/2005/QĐ-TTg ngày 29/7/2005...

Với Luật CNTT (năm 2006), đây chính là Luật đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực CNTT, tạo hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT. Tuy đây không phải là một chính sách riêng cho việc ứng dụng CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp, nhưng đã tạo ra cơ sở pháp lý và gián tiếp tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển ứng dụng. Đáng chú ý, trước khi Luật CNTT ra đời một năm thì Luật Giao dịch Điện tử đã được ban hành. Thực tế đó cho thấy sự quan tâm và ưu tiên của Nhà nước đối với hoạt động giao dịch điện tử, đặc biệt, điểm nổi bật là tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện giao dịch điện tử bao gồm chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, bảo mật, giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử…

Tuy nhiên, đặt trong thực tế thì dù các Luật nêu trên đã được ban hành thế nhưng việc thực hiện giao dịch trên mạng vẫn còn rất hạn chế. “Mổ xẻ” nguyên nhân, có thể nhận thấy còn vướng ở nhiều lý do như còn thiếu những quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số, chứng thực số, thiếu những quy định về điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số, khiến cho các doanh nghiệp trong nước còn e ngại trong việc quyết định sử dụng hay không. Một vấn đề cũng rất quan trọng nữa chính là chúng ta còn thiếu quy định về việc cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nên các doanh nghiệp không thể ứng dụng giao dịch trên mạng một cách đảm bảo. Chính vì vậy, có thể nói khi Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ra đời quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì đây chính là cơ sở pháp lý cho việc cấp phép đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số, chứng thực chữ ký số và những quy định có liên quan khác nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật.

1.jpg

Năm 2007, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được xây dựng dựa trên căn cứ vào Luật Giao dịch Điện tử (năm 2005). Có thể thấy, các nội dung của Nghị định đã tập trung vào việc quy định thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ bao gồm ngân sách Nhà nước, thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán, kế toán, kiểm toán và giao dịch điện tử trong các hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính. Nghị định này tuy không có nội dung nào nói về việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT, xong nó có tác động khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính với các cơ quan Nhà nước. Thực tế vài năm gần đây cho thấy ngành Tài chính đã có nhiều bước đi phù hợp để hiện đại hóa việc quản lý cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực tài chính, mà điển hình là việc cho phép doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng, nộp hồ sơ khai thuế qua mạng…

Với Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010” ngày 29/7/2005, thì đây là chính sách cụ thể và trực tiếp nhất từ trước tới nay của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc hỗ trợ ứng dụng CNTT. Đề án được phê duyệt cho thấy sự ưu tiên của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện tầm nhìn của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Như vậy, có thể nhận thấy các chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT kể từ khi được ban hành ngày càng khẳng định những tác động tích cực đối với việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp. Các văn bản Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc ứng dụng, phát triển CNTT của khối doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân. Đồng thời, điều đó khẳng định sự bình đẳng của Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thế giới số để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0