Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/11/2006
Cần phân tích kinh nghiệm các nước đang phát triển

Những tháng cuối năm 2006 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng với VN: VN gia nhập WTO, được đề cử tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với VN vào 13-11 sắp tới.  Đó là những phát triển đáng mừng.

PNTR là một bước nữa trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và VN - điều mà mọi nước khác đã được đương nhiên khi bình thường hóa với Mỹ - tiến trình của VN bị lâu lắc do nhiều đòi hỏi “chính trị” từ phía Mỹ.  Quốc hội Mỹ có thể lên lịch bỏ phiếu trong phần nhiệm kỳ “vịt què” (lame duck) trong 10 ngày tới hay trong kỳ họp của quốc hội mới 2007. Dự luật PNTR đối với VN sẽ được thông qua.  Nhưng có điều cần chú ý là Tổng thống Bush gần đây đã hứa với các thượng nghị sĩ của hai tiểu bang dệt may miền nam là ông sẽ có thái độ khi xuất cảng của VN sang Mỹ to quá. Tuy ta không rõ lời hứa này sẽ được Tổng thống Bush giữ như thế nào, nhưng nó cho thấy Mỹ đã dự tính vi phạm hiệp định thương mại giữa hai nước, như trường hợp hai vụ kiện cá ba sa và tôm vừa qua.

VN gia nhập WTO là điều quan trọng đáng mừng trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới thoát khỏi sự cô lập, trong đó nước VN được hưởng một số lợi nhờ sự hủy bỏ các giới hạn xuất khẩu và được thâm nhập thị trường các nước phát triển... Nhưng như kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển khác, công dân VN có lẽ cần cảnh giác về việc Mỹ và các nước phát triển khác cạnh tranh trong thế cực kỳ mạnh, vi phạm luật của WTO, trong khi VN bị bắt phải tuân thủ triệt để. Chính phủ VN vừa ký kết bảo vệ tác quyền đối với sản phẩm của Microsoft, trong khi chính họ cũng không làm nổi tại Mỹ.  Câu hỏi là vì sao Chính phủ VN chỉ chọn Microsoft mà không chọn các hệ điều hành tương đương “miễn phí” như OpenOffice như Trung Quốc?  Hơn nữa, chuẩn cp1258 trong hệ điều hành của Microsoft cho tiếng Việt không phải là chuẩn quốc tế?

Lắp ráp ôtô tại Công ty liên doanh Mekong. Công nghiệp ôtô là một trong những ngành được cho là sẽ gặp nhiều cạnh tranh khi VN gia nhập WTO. Ảnh: T.T.D.

Dĩ nhiên cũng có trường hợp sản xuất trong nước không đủ khả năng cạnh tranh với hàng nước ngoài vì bị “trợ giá chìm” (hidden subsidies) trong khi Chính phủ VN không được phép bảo vệ công dân nước mình. Điều này đã xảy ra cho nhiều nước đang phát triển khác.  Làm sao công dân VN có điều kiện để tìm ra?

VN cũng cần phải bảo vệ môi trường mạnh và kỹ hơn sau khi gia nhập WTO và cố gắng không bị lôi cuốn vào sản phẩm nông nghiệp hay thực phẩm có thay đổi gen, hay bị mất bản quyền những loại lúa gạo truyền thống do đại kinh doanh nông nghiệp (agribusiness)...  Chúng tôi nghĩ cần phân tích vì sao nhiều nông dân các nước phản đối chính sách của WTO giúp cho nông dân VN sửa soạn tự vệ.

Dĩ nhiên, như mọi nước, VN cần làm vững mạnh công đoàn, Chính phủ VN tuân thủ Luật công đoàn và hiến pháp để tránh sa vào việc công nhân bị bóc lột quá đáng.

Gia nhập WTO đòi hỏi công dân, doanh nhân... và công nhân VN có kiến thức cao về nhiều loại luật pháp chằng chịt.  Hiện nay, cuộc chơi này phần thiệt thuộc về phía nước nghèo.  Nó đòi hỏi nền giáo dục cao, hiệu quả và cấp bách.  Tôi cho rằng trước nhất đối với nền giáo dục ở VN là bảo đảm giáo dục tiểu học cưỡng bách và miễn phí.  Cưỡng bách và miễn phí tại Mỹ trong các trường tiểu học (mà chúng tôi tham gia góp sức) là các em đi học không tốn kém gì cả, giấy bút, sách vở, đồng phục, kể cả các bữa ăn tại trường và các hoạt động ngoài giờ trong chương trình của trường. 

Nói chung, khi đi vào kinh tế thị trường và hội nhập với các nước WTO, cần phân tích tương đương về kinh nghiệm của các nước đang phát triển đi trước trong hoàn cảnh tương tự và đâu là giải pháp cho công dân VN.  Có nước tham gia WTO để làm liên minh các nước nghèo cùng nhau san bằng luật chơi vốn có lợi cho các nước phát triển... Chúng tôi tin rằng với định hướng xã hội chủ nghĩa, song song với phong trào tiến bộ toàn cầu, nhân dân VN thừa khả năng để vượt qua các thử thách hội nhập này.

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
   Các tin khác...
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0