Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/03/2010
Bộ GD-ĐT chính thức buộc dùng nguồn mở

Từ nay đến tháng 9/2010, các đơn vị trong ngành giáo dục phải hoàn tất việc triển khai 3 phần mềm nguồn mở gồm OpenOffice, Unikey và Firefox vào việc dạy học và ứng dụng văn phòng.

Hôm qua, ngày 1/3, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục nhằm hạn chế vi phạm bản quyền, tiết kiệm chi phí bản quyền, định hướng sử dụng các chuẩn mở và đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin.

Thông tư này đưa ra hai danh mục phần mềm tự do nguồn mở yêu cầu sử dụng và khuyến khích sử dụng trong các cơ sở giáo dục từ các trường đại học, cao đẳng cho đến các trường mầm non và các cơ quan quản lý giáo dục. Các phần mềm được yêu cầu sử dụng chính thức gồm phần mềm văn phòng OpenOffice, bộ gõ tiếng Việt Unikey, trình duyệt Mozilla Firefox, phần mềm thư điện tử máy trạm Thunderbird của Mozilla và hệ điều hành Linux. Đây là những phần mềm đã được Bộ TT&TT quy định phải ưu tiên sử dụng trong các cơ quan nhà nước.

Trong số 5 phần mềm trên, theo thông tư, đến tháng 9/2010, các cơ sở giáo dục phải hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice, bộ gõ Unikey và trình duyệt web Firefox.

Bên cạnh các phần mềm yêu cầu sử dụng, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh mục hơn 20 loại phần mềm nguồn mở được khuyến khích sử dụng, gồm phần mềm e-learning, thư viện số, quản lý lớp học, cổng thông tin điện tử, diễn đàn, phần mềm quản lý nội dung (CMS), xử lý âm thanh, xử lý ảnh, máy chủ cơ sở dữ liệu, thư điện tử, công cụ web cho đến các phần mềm xuất bản và nhắn tin.

Để đưa việc ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở vào thực tiễn, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở mua sắm những phần mềm nguồn đóng tương ứng với các phần mềm nguồn mở bắt buộc sử dụng phải giải trình các cấp có thẩm quyền. Các trường học và các viện nghiên cứu cũng được khuyến khích thành lập các trung tâm, các nhóm nghiên cứu về phần mềm tự nguồn mở.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng mở kho phần mềm tự do nguồn mở trực tuyến tại các địa chỉ opensource.moet.gov.vn, manguonmo.moet.gov.vn và edu.net.vn/media để hỗ trợ việc triển khai ứng dụng các phần mềm tự do nguồn mở.

Thông tư cũng quy định các chương trình giảng dạy về CNTT ở các cấp học sẽ thống nhất sử dụng thuật ngữ chỉ chức năng của phần mềm (như hệ điều hành, soạn thảo văn bản, trình chiếu…) thay cho các thuật ngữ chỉ dựa trên tên của các phần mềm thương mại nguồn đóng (như Word, Exel).

Trước đó, trong trao đổi với biên tập viên ICTnews, ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD-ĐT cho rằng việc triển khai các phần mềm nguồn mở trong danh mục yêu cầu sử dụng tương đối thuận lợi về mặt kỹ thuật, chỉ cần hướng dẫn sử dụng thời gian ngắn là có thể sử dụng nhất với phần mềm đã có tài liệu hướng dẫn tiếng Việt như Open Office. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại nhận thức và tâm lý ngại chuyển đổi ở các đơn vị giáo dục có thể sẽ là rào cản việc đưa nguồn mở vào ngành giáo dục.

Ông Ngọc cũng cho biết việc chuyển sang phần mềm nguồn mở trong ngành giáo dục sẽ được thực hiện linh hoạt, không thay thế hoàn toàn phần mềm nguồn đóng thương mại nhưng "mục tiêu là sẽ có khoảng 80-90% số máy tính trong ngành chuyển sang phần mềm nguồn mở".

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0