Phó giám đốc chính sách và kế hoạch ICT của cơ quan hiện đại hóa hành chính Malaysia (Mampu), bà Tan King Ing cho biết 5% còn lại chưa dùng phần mềm nguồn mở là “những nhóm rất nhỏ và xa, không có nhiều nguồn lực hoặc nhân lực IT.
Mampu được thành lập năm 2002 để khai thác việc sử dụng phần mềm nguồn mở trong khu vực công. Đây là một phần trong kế hoạch tổng thể ICT của chính phủ Malaysia.
Những nỗ lực sử dụng phần mềm nguồn mở đã bắt đầu được tăng cường từ năm 2004 với 50 cơ quan và con số này tăng mạnh trong năm 2008 khi Mampu bắt đầu hỗ trợ chương trình chuyển sang nguồn mở. Trong năm 2008, Mampu cho biết có 281 cơ quan sử dụng phần mềm nguồn mở và đến giữa năm 2009, con số này đã tăng lên 71,1%.
Mô tả chặng đường của chính phủ Malasia tới phần mềm nguồn mở, bà Tan nói hầu hết các hạ tầng cơ sở của các cơ quan nhà nước đều là những hệ thống máy tính cũ độc lập. Cho nên ban đầu sáng kiến chuyển sang nguồn mở đã bị “hoài nghi” rất nhiều và thúc giục Mampu triển khai 5 dự án thí điểm để đạt được sự chấp nhận của người dùng lan rộng.
Bà Tan nói thêm rằng các chính phủ đi sau có thể rút được kinh nghiệm từ Malaysia và sẽ quản lý tốt hơn bằng cách áp dụng lộ trình thực hiện trên phạm vi rộng, bao gồm chuẩn bị các đối tác kinh doanh thích hợp cho một sự thay đổi đáng kể như vậy.
Với việc phần lớn các cơ quan chính phủ hiện đã áp dụng phần mềm nguồn mở, mục tiêu tiếp theo của Mampu là giúp các cơ quan này đạt được sự độc lập để họ có thể tự hỗ trợ việc áp dụng phần mềm nguồn mở của mình và viết các ứng dụng nội bộ.
“Chúng tôi muốn Malaysia trở thành một nhà sản xuất công nghệ hơn là những người tiêu dùng công nghệ độc quyền”, bà Tan nói.
Theo Ictnews