Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/01/2010
BPO: Làn sóng gia công thứ hai

Nhiều ý kiến cho rằng gia công quy trình kinh doanh (Business Process Outsourcing - BPO) sẽ là làn sóng thứ hai sau gia công phần mềm.

 

Gia công PM: thiếu trầm trọng nhân lực

OutsourceWorld là diễn đàn và triển lãm lớn nhất thế giới về gia công, trong đó có ngành CNTT cho thấy nhu cầu thuê gia công rất lớn trên thế giới. OutsourceWorld lần thứ tư đã diễn ra tại New York (Mỹ) từ 10 – 17/11/2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia diễn đàn này với 9 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực CNTT. Ông Chu Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo Ứng dụng Aprotrain, thành viên đoàn Việt Nam, cho biết “Tại diễn đàn này, vấn đề được các đại biểu quan tâm là gia công trong ngành CNTT, thực trạng và thách thức trong lĩnh vực gia công PM”.

Tại trung tâm BPO của FIS

Theo ông Tuấn Anh, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc vốn được biết đến là hai thị trường gia công lớn nhất thế giới. Thế nhưng, chính tầm vóc của hai “đại gia” này đang tạo nên nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư. Lo ngại lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc bắt đầu tăng giá thành gia công PM. Trước tình hình đó, tất cả các nhà đầu tư đều nhận thấy một đòi hỏi cấp thiết là tìm “công trường” gia công mới tại khu vực khác để không gặp rủi ro ngoài ý muốn, đặc biệt là sức ép giá cả nếu phụ thuộc vào thị trường cũ. Theo nhiều chuyên gia, giai đoạn khủng hoảng hiện nay là thời cơ nhiều nước, trong đó có Việt Nam nhân được các hợp đồng thuê gia công từ tay các “đại gia” nói trên. Do khủng hoảng, nhiều DN cắt giảm chi phí và tìm đến những thị trường có mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, ông Chu Tuấn Anh dự báo, nếu không nhanh chóng chớp thời cơ, chỉ 2, 3 năm nữa, khi thị trường gia công được sắp xếp lại theo trật tự, lúc đó sẽ rất khó thay đổi.

Theo ông Tuấn Anh, hầu hết hợp đồng thuê gia công PM của các DN CNTT trong nước đều dựa trên mối quan hệ (do bạn bè, người thân học tập hoặc làm việc ở nước ngoài giới thiệu). Rất ít hợp đồng tự tìm kiếm. Vì vậy, đến giờ phút này, nhiều DN mới vỡ lẽ, muốn lấy được hợp đồng phải có sẵn nhân sự. Nhưng nhân sự không phải chỉ vài chục hay vài trăm mà lên đến con số hàng nghìn người. Đây quả là khó khăn bởi DN CNTT VN thường ít vốn, phải nắm chắc hợp đồng mới tuyển người.

Khó khăn hơn, ngay cả khi bài toán tài chính được giải quyết, là việc tuyển cùng lúc một lượng lớn lập trình viên (LTV) do thị trường nhân lực chưa sẵn sàng. Khi nhân lực thiếu, thay vì hợp sức, nhiều DN lại “câu kéo”, giành giật nhân sự của nhau khiến mức lương bị đẩy lên cao, gây bất lợi cho DN.

Chuẩn bị gì cho làn sóng gia công thứ hai?

Theo TS Mai Anh, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển – Hiệp hội TMĐT VN, bên cạnh thị trường thuê ngoài các dịch vụ CNTT (IT Service Outsource) phát triển mạnh, thị trường thuê ngoài các công đoạn trong quy trình kinh doanh (BPO) cũng ngày càng phát triển do DN toàn cầu đang đứng trước sức ép lớn về doanh thu và nhu cầu sắp xếp lại lực lượng lao động. Trong khi đó BPO giúp DN giảm chi phí kinh doanh, giảm biên chế, chuyên nghiệp hóa các công đoạn kinh doanh liên quan đến CNTT và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Những năm gần đây, BPO nổi lên như một làn sóng gia công thứ hai do nhu cầu cải tiến tổ chức, cải tiến quy trình, cắt giảm chi phí. Điều này lý giải khoảng cách giữa dự báo của Gartner với thực tế. Gartner trước đây dự báo thị trường Outsource (gia công) thế giới sẽ đạt 50 tỉ USD vào năm 2007 nhưng thực tế, thị trường này đã đạt 250 tỉ USD (riêng Ấn Độ chiếm 40 tỉ USD). Cũng theo Gartner, trong 2009, thị trường BPO đạt 172 tỉ USD. Vậy, có hay không cơ hội cho VN?

“Phát triển BPO cần thêm sự quan tâm từ phía các cơ quan nhà nước, chẳng hạn trong việc giảm chi phí hạ tầng viễn thông, chi phí thuê mặt bằng… Nếu được định hướng, phát triển tốt, doanh thu BPO tại Việt Nam có thể tăng đột biến. Thực tế tại Philippines, sau 3 năm làm BPO doanh thu đạt 1,7 tỉ USD, trong khi Việt Nam gia công PM 10 năm đạt 800 triệu USD”, ông Trần Mạnh Huy, Giám đốc Trung tâm BPO FIS

Ông Trần Mạnh Huy, Giám đốc Trung tâm BPO của FIS chia sẻ những khó khăn phải vượt qua để có hợp đồng đầu tiên với ISC - Itochu Shokuhin Corp, một tập đoàn Nhật Bản: Trước hết là đào tạo nhân viên nhập liệu và tiếng Nhật chuyên ngành kế toán. 6/35 nhân viên đã thi đạt bằng Nikyu (bằng kế toán của Nhật. 6 nhân viên này sau đó được gửi sang Nhật để tìm hiểu văn hóa công ty và thực hành nghiệp vụ kế toán rồi trở về đào tạo cho toàn bộ nhân viên. Hiện nay, Trung tâm có 22 nhân viên đảm nhận nghiệp vụ kế toán mua và bán cho ISC. Ngoài ra Trung tâm còn có 1 chuyên viên CNTT đảm trách vận hành hệ thống mạng và bảo mật thông tin, 1 nhân viên hỗ trợ hành chính, 1 nhân viên phụ trách liên lạc với đối tác và quản lý chung văn phòng.

“Để có được một hợp đồng BPO rất vất vả và tốn kém, từ chứng minh được năng lực đến tạo niềm tin cho đối tác. BPO mảng kế toán lại càng vất vả vì can thiệp vào quy trình xương sống của DN. Nhưng trái lại, những hợp đồng BPO lại dài hạn, ổn định. Đối tác khi đã chọn thì khó bỏ”, ông Huy nhận định.

Việt Nam có lợi thế ở mảng dịch vụ này nhờ nguồn nhân công giá rẻ, chất lượng dịch vụ cao (nguồn nhân lực thông minh, cần cù; sự chênh lệch múi giờ giúp quy trình kinh doanh của DN đối tác được vận hành liên tục). Cũng theo ông Huy, BPO có nhiều mảng: nhập liệu, nhân viên chăm sóc khách hàng, kế toán, nhân sự,… Những mảng dễ làm (low-end) nhanh có việc nhưng nhiều người cạnh tranh, mảng cao cấp (high-end) tuy tốn thời gian đào tạo nhưng giá cao, ít đối thủ. Tùy nguồn lực và mục tiêu kinh doanh, DN có thể chọn lĩnh vực phù hợp. Ngay ở mảng BPO kế toán, kinh nghiệm của FPT cho thấy chỉ tối đa 6 tháng là nhân lực có thể đảm đương được công việc, chỉ cần nguồn nhân lực đầu vào có khả năng về ngoại ngữ. Trong khi đó, để đào tạo được 1 LTV phải mất 2 năm.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0