Thứ sáu, 29/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/01/2010
Tăng tốc từ dịch vụ CNTT
     

Hướng đi nào sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đã có nhiều hội thảo, toạ đàm, góp ý nhằm xác định mũi nhọn chiến lược để “tăng tốc”. Hướng đi được đề cập nhiều nhất là Dịch vụ CNTT.

Mũi nào cũng nhọn!

 

 
Chủ điểm "TĂNG TỐC TỪ DỊCH VỤ CNTT "

- Tìm giải pháp tăng tốc
- Dịch vụ CNTT - Hướng đi của Việt Nam

- Mũi nào cũng nhọn!
-
Thận trọng với mục tiêu
- Nhà nước nên thuê ngoài dịch vụ
- Xây dựng thương hiệu CNTT mạnh
- Không thể thiếu thông tin, phần mềm
- Tạo thương hiệu từ phần mềm, dịch vụ
- Nội dung số và phần mềm nguồn mở

Theo ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam, cơ hội cho Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT không còn nhiều nên ta phải lựa chọn mũi nhọn để phát triển đột phá.
"

Hoạch định chứ không nói suông

Ông Long cho biết, Ban soạn thảo đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT (QGMvCNTT) chỉ công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng mà không công bố dự thảo báo cáo xây dựng đề án đầy đủ. Sau rất nhiều ý kiến, đến giữa tháng 10/2009, Ban soạn thảo mới đưa ra “Bản tóm tắt của báo cáo xây dựng đề án” và không phải ai trong ngành cũng có được bản này. Theo nội dung đề án, phần đánh giá thực trạng CNTT-TT Việt Nam chưa đầy đủ, ví dụ: không có các số liệu về CNpPM, CNpNDS, DV CNTT... Không nêu rõ được tỷ trọng hiện tại của CNTT trong GDP, tốc độ tăng trưởng của CNTT trong ít nhất là 5 năm gần đây vốn là những số liệu cần thiết cho hoạch định chiến lược phát triển.

Ông Long phân tích, đề án thiếu phần dự báo cho sự phát triển của CNTT thế giới cho các năm 2015, 2020 nên nhiều khi các mục tiêu chúng ta đặt ra cho các thời điểm đó tưởng là cao hoặc khá cao nhưng sẽ là thấp... Cộng đồng CNTT-TT xôn xao về mục tiêu nước mạnh với thứ hạng 70 trong báo cáo thường niên của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU)! Nghĩa là, đề án chưa có khái niệm tường minh và tiêu chí cho “nước mạnh về CNTT”. Trước tiên, cần xác định ta đang ở đâu, muốn đi đến đâu rồi mới đề ra cách thức. Đề án này không đầy đủ.

Sớm khẳng định thương hiệu

“Ngoài phát triển DV CNTT-TT, phải nhanh chóng có được sản phẩm, giải pháp và DV Việt Nam được toàn cầu biết. Khi đó, chẳng cần vào bảng xếp hạng nào, thế giới cũng sẽ xem Việt Nam là QGMvCNTT-TT”, ông Nguyễn Long.

Ông Long nói, đề án cần xác định được các mũi nhọn chiến lược để có các biện pháp đặc biệt tạo sự đột biến. Khi chúng ta đi, các nước khác cũng đi, nếu ta đi với “tốc độ bình thường” thì không thể từ “tốp cuối” chuyển sang “tốp giữa” hoặc “tốp đầu” được! Trong đề án, hầu như lĩnh vực nào cũng góp mặt và dàn trải, “mũi” nào cũng nhọn... Đặc biệt, với bảng kinh phí đi kèm (143.998 tỷ đồng - khoảng 8 tỷ đô la Mỹ) nhưng chỉ riêng việc “Phát triển hạ tầng mạng viễn thông băng rộng” đã chiếm gần 91%, còn “Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT” chỉ có 0,148%. Theo tỷ lệ này, “phát triển hạ tầng viễn thông” đã được xác định là mũi nhọn chủ yếu. Trong khi đó, đề án chưa chỉnh về xu thế công nghệ như đưa ra chỉ tiêu “Phủ ADSL tất cả các vùng sâu vùng xa” trong khi ADSL chỉ là một công nghệ “tạm thời” còn chiến lược viễn thông là tiến tới mạng thế hệ mới NGN trên nền IP…


Ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam.

Theo ông, đề án có các mục tiêu rất xa trên 10 năm nhưng các nội dung công việc lại chỉ có tầm nhìn không quá 5 năm thậm chí ngắn hơn. Ví dụ: “Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước” là công việc của 2 - 3 năm trước mắt; xây xong sẽ làm gì tiếp(!?). Muốn trở thành QGMvCNTT thì phải có nhiều DN CNTT mạnh, đặc biệt là các DN xuất khẩu sản phẩm, DV và nguồn lực CNTT ra thế giới. Đề án cần có mục tiêu, biện pháp hỗ trợ để hình thành được 5 - 10 DN xuất khẩu sản phẩm, DV và nguồn lực CNTT với quy mô 100.000 - 200.000 chuyên gia CNTT, có thể mang về 2 – 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

“Cơ hội cho Việt Nam trở thành QGMvCNTT-TT không còn nhiều. Các nước và vùng lãnh thổ được coi là mạnh quanh ta như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường có trình độ phát triển CNTT cao. So với họ, chúng ta cũng được đánh giá mạnh ở nguồn nhân lực trẻ có tư duy toán và logic. Vì vậy cơ hội của chúng ta là phát triển nguồn lực và định hướng cung cấp nguồn lực mạnh (cả số lượng và chất lượng) cho thị trường DV CNTT-TT toàn cầu và phần nào đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển của mình. Về CNpCNTT nên lựa chọn hướng sản xuất PM vì chưa có sản xuất phần cứng (trừ khối đầu tư FDI)”, ông Long nhận định.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0