Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/01/2010
Đã tính được con số lẻ thứ 2,7 tỷ tỷ của số Pi

Kỷ lục về độ chính xác của số Pi một lần nữa bị phá. Người mới lập kỷ lục là nhà khoa học Pháp Fabrice Bellard. Ông tính được độ chính xác của số Pi đến con số lẻ thứ 2,7 tỷ tỷ.

Khó lòng tưởng tượng nổi dãy chữ số đó dài như thế nào, bởi nếu mỗi giây đọc được một chữ số thì để đọc được tất cả những chữ số ấy, sẽ phải mất 85 nghìn năm.

Fabrice Bellard là người say mê tính toán số Pi từ thời thơ ấu. Để lập được kỷ lục mới nói trên, ông sử dụng những thuật toán do ông tự nghiên cứu. Theo lời ông, những thuật toán của ông hiệu quả hơn những thuật toán tương tự.

Ông cũng cho biết, để lập được kỷ lục mới, ông phải miệt mài làm việc trong 131 ngày. Cụ thể, ông mất 103 ngày vào việc tính toán số Pi theo hệ nhị phân, rồi mất 13 ngày để kiểm tra.

Tiếp đó, ông mất 12 ngày vào việc chuyển từ hệ nhị phân sang hệ thập phân. Và cuối cùng, ông mất thêm ba ngày nữa để kiểm tra lại toàn bộ.

Như vậy, Fabrice Bellard đã phá kỷ lục về số Pi do nhà toán học Nhật Daisuke Takahashi lập được cách đây chưa đầy một năm. Vào tháng tư năm 2009, Daisuke Takahashi tăng được lượng con số lẻ của số Pi từ 1,2 tỷ tỷ lên 2,6 tỷ tỷ nhờ chiếc máy tính 12K Tsukuba System.

Chiếc máy tính siêu hạng này giúp ông hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong 29 tiếng đồng hồ. Nhưng, Fabrice Bellard thì khác. Ông vẫn sử dụng chiếc máy tính để bàn thông thường giá chỉ vỏn vẹn hai nghìn euro. Toàn bộ phần mềm cần thiết cho việc tính toán đều do ông tự lập lấy. Rõ ràng thành công của nhà khoa học Pháp đặc sắc hơn.

Những phép tính về số Pi không chỉ có ý nghĩa ứng dụng mà còn có giá trị lý thuyết. Thật vậy, hiện nay có rất nhiều bài toán chưa giải được gắn liền với số Pi.

Chẳng hạn, ai cũng biết số Pi và số e là những số siêu việt, tức là những số không phải là nghiệm của bất kỳ phương trình đại số nào. Nhưng tổng hai hằng số nền tảng đó có phải là số siêu việt không cho tới nay khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải đáp. 

Theo Tiền Phong Online

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0