Thứ sáu, 17/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/01/2010
Tọa đàm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam

Chiều ngày 13/1/2010, tại 18 Nguyễn Du, Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Toạ đàm Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam để thảo luận về hiện trạng thiếu hụt nhân lực CNTT Việt Nam và trao đổi về các giải pháp cho thực trạng này.

Đến dự và chủ trì buổi toạ đàm có Thứ trưởng Bộ TT&TT TS.Trần Đức Lai, đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, các trường đào tạo CNTT trong và ngoài nước…
Phát biểu khai mạc buổi toạ đàm, Thứ trưởng Trần Đức Lai nhấn mạnh lao động CNTT hiện nay không quá thiếu về số lượng song về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan như Bộ TT&TT, các hội, hiệp hội, các trường. Thứ trưởng bày tỏ mong muốn được lắng nghe ý kiến thẳng thắn của các cơ quan đặc biệt là các trường đào tạo về vấn đề này và mong nhận được những đóng góp hiệu quả, thiết thực.
Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đã nghe Vụ CNTT trình bày về thực trạng phát triển công nghiệp CNTT Việt Nam, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam, các mục tiêu và dự báo. Theo đó, số lao động trong ngành công nghiệp CNTT hiện nay là hơn 200 ngàn người với doanh thu thấp nhất là 13.500 USD/người/năm (công nghiệp nội dung số) cao nhất là 37.200 USD/người/năm (công nghiệp phần cứng). Theo thống kê, tổng số các trường có ngành liên quan CNTT cả nước là 235 trường/tổng số 390 trường trong cả nước. Tuy nhiên, chất lượng lao động CNTT Việt Nam theo đánh giá của doanh nghiệp là chưa cao, khả năng giao tiếp ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh còn kém, khả năng “mềm” như trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới còn yếu, sinh viên mới ra trường thiếu kiến thức thực tế, khả năng tư duy, làm việc độc lập còn kém.
Theo dự báo, nhu cầu nhân lực công nghiệp CNTT đến năm 2020 sẽ tiếp tục tăng qua từng năm và nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng tăng và cung không đáp ứng đủ cầu. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực CNTT là hơn 600 ngàn người nhưng khả năng đáp ứng chỉ đạt mức khoảng 400 ngàn người. Báo cáo cũng đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước, các trường và doanh nghiệp…
Tại buổi toạ đàm, nhiều đại biểu đại diện cho các đơn vị: trường Đại học Công nghệ Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Liên hiệp các trường Đại học Texas, Vinasa, Hội Tin học Việt Nam, VDC, Vietsoftware,… đã thẳng thắn đóng góp ý kiến, đề xuất với Bộ TT&TT. Các ý kiến xoay quanh các vấn đề sau: việc nhiều trường đào tạo CNTT sẽ dẫn đến giáo viên thiếu, cơ sở vật chất thiếu. Thu nhập của ngành CNTT không còn quá hấp dẫn, số lượng đăng ký dự tuyển vào ngành này vài năm gần đây giảm. Nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu về chất lượng mà cả về số lượng. Về phía các trường cần nhiều đổi mới, nỗ lực song phía doanh nghiệp cần phải tham gia vào quá trình đào tạo bằng việc đầu tư thêm cho các trường vì học phí hiện tại là 200 ngàn/học viên/tháng ở trường công rất khó để đầu tư cho giảng dạy đáp ứng được yêu cầu cao của doanh nghiệp. Giải pháp được nhiều đại biểu nhất trí là đề xuất tăng học phí, có cơ chế cho sinh viên vay để theo học dưới dạng hỗ trợ tín dụng sinh viên, lấy người học làm trung tâm. Khoản tín dụng này trên thực tế phải nhiều ở mức đáp ứng được nhu cầu của người học. Phía các doanh nghiệp đã mạnh dạn đề xuất Nhà nước cần nhìn nhận đào tạo nguồn nhân lực như là một thị trường lao động và phải để nó tự vận động theo quy luật thị trường. Việc đào tạo không thể nói đắt – rẻ mà nói có hợp lý, có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. Thị trường lao động của Việt Nam được đánh giá chưa cao, chưa tạo được uy tín. Nhà trường cũng cần tạo được uy tín cho mình. Nhà nước nên có hệ thống xếp hạng các trường liên quan đến CNTT, đảm bảo sinh viên ra trường có thể tìm được công việc tương xứng với trình độ. Nhà nước cũng cần đầu tư trước cho nguồn nhân lực, có môi trường pháp lý để bảo lãnh và bảo vệ cho người lao động giỏi và người sử dụng lao động. Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu nhân lực ở tầm quốc gia. Việc đào tạo không chạy theo số lượng mà phải tập trung vào chất lượng, phải đẩy mạnh chất lượng. Tăng cường hình thức đào tạo phối hợp doanh nghiệp – trường và xã hội hoá đào tạo, nâng cấp các trung tâm đào tạo của các hãng. Việc nâng cao chất lượng giáo viên cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng.
Kinh nghiệm của các nước thành công như Ấn Độ, Trung Quốc, Israel.. đều đầu tư mạnh vào giáo dục với nguồn ngân sách đầu tư cho nguồn nhân lực rất cao. Một số đại biểu đề xuất Bộ TT&TT cần có quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động dưới dạng đấu thầu, có kiểm tra trình độ giáo viên theo các tiêu chuẩn ví dụ 1 năm giáo viên phải có 2 bài nghiên cứu đăng trên báo nước ngoài về CNTT, cần có chương trình đào tạo tiếng Anh tốt và phải có liên kết với trường đào tạo CNTT nước ngoài.
Phát biểu kết luận buổi toạ đàm, Thứ trưởng Trần Đức Lai ghi nhận những đóng góp của các đại biểu Thứ trưởng nhất trí với các nhận định của các đại biểu về thực trạng của nguồn nhân lực CNTT Việt Nam hiện nay. Về các giải pháp, có một số giải pháp Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu như giải pháp cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp và các trường vì hiện nay chưa có một chế tài nào cho hình thức hợp tác này. Thứ trưởng cam kết Bộ TT&TT sẽ tổng hợp các ý kiến, xây dựng báo cáo toàn diện trình Chính phủ.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0