Thứ ba, 26/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/01/2010
Định dạng mở và phần mềm nguồn mở tốt hơn cho các chính phủ

Đó là nhận định của Liên minh phần mềm mã nguồn mở châu Âu ngày 9/1/2010 khi nói về lợi hại của các phần mềm hiện nay đối với công tác điều hành và quản lý thông tin của chính phủ các nước năm 2010.

Kinh nghiệm của thế giới

Theo T.S Robert Kann (ĐH Cambirde, Anh), nếu sử dụng các định dạng tài liệu đóng sở hữu độc quyền như của Microsoft, chính phủ có thể mất dữ liệu chỉ trong vài năm. Đó là kinh nghiệm đã xảy ra vì “Nếu bạn đặt giấy lên các giá, thì khá chắc chắn là nó sẽ đang ở đó trong một trăm năm. Nếu bạn đã lưu trữ thứ gì đó lên một đĩa mềm chỉ 3 hoặc 4 năm, bạn đã có thể có lúc khó mà tìm ra một máy tính hiện đại nào có khả năng mở được nó. Các thông tin số trên thực tế vốn phù du hơn nhiều so với giấy; Bước đi của những tiến bộ của phần mềm và phần cứng có nghĩa là chúng ta đang sống trong thế giới của một quả bom hẹn giờ khi nó tới lúc định giữ số”.

Ông Kann lấy ví dụ, việc lưu trữ các tệp trong một định dạng sở hữu độc quyền như .DOC của Word, .XLS của Excel hoặc .PPT của PowerPoint đặt chính phủ nhiều nước trong một vị trí phụ thuộc vĩnh viễn vào các phiên bản nâng cấp, cập nhật, bản vá lỗi và trình duyệt đi kèm của Microsoft.  Trong khi đó, với một văn phòng lưu trữ những tài liệu của mình bằng Microsoft Office, nhưng sau vài năm nâng cấp phiên bản, những định dạng tài liệu này sẵn sàng từ chối chủ nhân của nó truy nhập lại. Vì sao vậy? Đơn giản chỉ là một lí do, tài liệu của bạn được lưu trữ trong một định dạng mà có thể được mở bởi một loạt các gói phần mềm, vô hạn định do Microsoft cung cấp và độc quyền về những phiên bản ấy, bạn muốn dùng nó…bạn lại phải mua bản vá – một cách chuộc lại chính tài sản của mình dù mình đang nắm giữ những USB, những ổ cứng chưa đầy dữ liệu mà bạn cho rằng đó là gia tài của bạn, nhưng chìa khóa lại do... người khác nắm giữ.

Một câu hỏi được đưa ra cho rất nhiều nhân viên chính phủ các nước là: nếu bắt buộc sử dụng Microsoft Office hoặc sử dụng Open Office, bạn chọn phần mềm nào, vì sao? “Hầu hết các nhân viên không đi thẳng vào vấn đề mà chỉ cho rằng, mình dùng phần mềm nào do cơ quan cài đặt sẵn và chỉ quan tâm đến những dữ liệu ấy có an toàn hay không mà thôi”, Ông Kann chia sẻ. Hiện có rất nhiều phần mềm nguồn mở như OpenOffice, KOffice, và StarOffice và các trình soạn thảo văn bản tự do đứng riêng một mình như AbiWord có thể đáp ứng hầu hết các công việc của một công chức và nó an toàn hơn rất nhiều.

Theo khuyến cáo của ông Thomas Druf, Liên minh phần mềm tự do mã nguồn mở châu Âu, nếu trước đây các máy tính chỉ biết đến những phiên bản của Windows, thì ngày nay trong văn phòng của các chính phủ nên có các bộ phần mềm Linux và OS X (công khai tải về được từ Internet, không mất tiền hoặc chi phí cấp phép khác) để dự trữ.. Đối với những người mà không có sự truy cập internet băng thông rộng, thì việc sao chép và phân phối trên CD hoặc đầu USB thông qua các bạn bè tại văn phòng, trường học hoặc công sở chỉ được phép, nay rất cần được khuyến khích.

Hiện Quốc hội nhiều nước đã sử dụng các phần mềm nguồn mở, định dạng tài liệu mở như Bỉ, Phần Lan, Úc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ba Lan, Hy Lạp, Iran...Sự áp dụng của các định dạng dữ liệu mở là một bước logic đầu tiên hướng tới việc sử dụng các ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở (FOSS), điều này không những thay đổi thói quen cho các nhân viên chính phủ, mà chúng sẽ làm giảm hoặc hoàn toàn hạn chế được các chi phí cấp phép cho người sử dụng...

Tín hiệu đáng mừng là tỉ lệ máy chủ Internet năm 2009 ở nhiều nước đã có sự chuyển đổi trong năm 2009, ví dụ Canada (60% các web được trang bị bởi Linux; 30% bởi Microsoft). Hoặc Linux đã thay thế Microsoft Windows tại Google, Novell, Panasonic, Tommy Hilfiger, Toyota Motor Sales USA, Quân đội Mỹ, Hệ thống Tòa án Liên bang Mỹ, và Dịch vụ Bưu điện Mỹ. Thì chính phỉ các nước cũng nên chuẩn bị cho mình một chiến lược áp dụng tương tự, nó không phải là câu chuyện xu thời hay bắt chước, mà nó là nhu cầu tự thân và mang tính an ninh quốc gia.

Ngoài ra việc giải phóng dữ liệu với các định dạng tài liệu mở đảm bảo sự truy cập vĩnh viễn của chính phủ tới các dữ liệu của riêng mình tốt trong tương lai, bất chấp các phần mềm được sử dụng trong những thập kỷ tới là gì. Trong khi các ứng dụng thay đổi theo thời gian, thì chuẩn này tiến hóa và đảm bảo sự độc lập. Quan trọng hơn, dữ liệu vẫn giữ được trong định dạng mở sử dụng được bởi các công dân, bất chấp khả năng chi trả cho phần mềm của họ. Điều này tiết kiệm giá thành tối đa bởi OpenOffice và các định dạng mở là miễn phí…và chính phủ các nước cũng nên đón đầu xu thế này.

Việt Nam chưa thực sự quan tâm!?

Lợi ích của phần mềm nguồn mở và những chuẩn định dạng mở đã thấy rõ. Nhưng ở Việt Nam, sự chuyển biến này diễn ra rất chậm, mặc dù đã có chỉ thị (Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể về Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam) yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải chuyển sang sử dụng các định dạng tài liệu mở (có trong OpenOffice.org). Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng và mở rộng thực hiện chưa được như ý muốn, thậm chí nhiều đơn vị còn đang đi ngược lại với việc cho triển khai phần mềm cổng điện tử Microsoft SharePoint.

Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Bình, Phó hiệu trường trường Đại học Công nghệ, nhu cầu sử dụng phần mềm nguồn mở và định dạng mở ở Việt Nam là khá lớn. Nhu cầu chuyển đổi từ phần mềm nguồn đóng sang nguồn mở đã có phong trào, tiết kiệm tài chính, khả năng thích ứng nhưng nó khó tiến xa hơn do nhiều cơ quan vẫn chỉ dừng ở mức …phong trào. Nguyên nhân thì nhiều như thói quen người dùng, các chuẩn mở chưa có sự đa dạng đội ngũ nhân lực còn yếu. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng ít người nói đến đó chính là cơ chế pháp lý đi kèm đủ mạnh, lấy ví dụ có những Bộ ngành đã mua bản quyền Microsoft thì cũng khó có thể nhanh chóng chuyển đổi sang phần mềm nguồn mở...

Nguyên nhân nọ níu kéo nguyên nhân kia khiến phần mềm nguồn mở Việt Nam phát triển chủ yếu ở khối doanh nghiệp và mang tính tự phát nhiều hơn. Theo TS Nguyễn Hồng Quang, Viện Tin học Pháp ngữ (AUF) dẫn chứng, các cổng thông tin điện tử/websites ở Việt Nam, những phần mềm giáo dục, học tập trực tuyến… hầu hết xây dựng trên mã nguồn mở. Định dạng font chữ và định dạng văn bản websites cũng “trăm hoa đua nở” (cụ thể, ở Việt Nam hiện các websites sử dụng tới 14 loại font chữ khác nhau chưa kể các phần mềm chuyên dụng như đồ họa, in ấn quảng cáo…). Trong khi đó, hiện vẫn chưa có quy chuẩn về định dạng văn bản số (scanner, file PDF…). Vì thế, người dùng vừa vui mừng, vừa lo ngại về phần mềm nguồn mở ở Việt Nam.

Ông Quang cho rằng, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến định dạng nguồn mở và phần mềm nguồn mở. Cần có sự thống nhất quản lý và ban hành những quy định đủ mạnh để có thể phát triển được cộng đồng nguồn mở Việt Nam theo những định hướng “đón đầu”, chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí bản quyền, chi phí sửa chữ lỗi định dạng tài liệu sau này và quan trọng hơn là an ninh quốc gia được đảm bảo…

Theo Taichinhdientu.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0