Thứ bảy, 30/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/01/2010
Viễn thông Việt Nam 10 năm qua: Những thành tựu lớn!

Có thể nói, trong bất kỳ một thành tựu quan trọng nào của ngành Viễn thông trong suốt 1 thập kỷ qua đều có dấu ấn đóng góp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và sự kiện Vinsat-1 là ví dụ.
 

Ngành viễn thông Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2009) được đánh giá đã có những bước phát triển nhảy vọt ở nhiều khía cạnh, từ thành công trong công tác quản lý với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tới phát triển thị trường, dịch vụ, công nghệ mới với sự đóng góp không nhỏ từ các doanh nghiệp…

Từ thành tựu trong quản lý…

Có thể nói, trong 10 năm phát triển vừa rồi, trước sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông, dù nhiều chính sách quản lý đã được xây dựng để đón đầu và đuổi kịp sự phát triển ấy, song đã giúp cho ngành viễn thông Việt Nam đã có được một hành lang pháp lý khá đầy đủ.

Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, trước đây ở Việt Nam người ta thường kêu ca 4 vấn đề về viễn thông. Một là liên quan đến vấn đề cấp phép, độc quyền trên thị trường khi chỉ cấp phép cho 1-2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vấn đề bị kêu nhiều trong vòng 4-5 năm trước này tới giờ đã được giải quyết tương đối tốt. Hiện Việt Nam đã có tới 11 doanh nghiệp được thiết lập hạ tầng mạng viễn thông trong đó có 7 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ di động có hạ tầng.

 

Vấn đề thứ hai được giải quyết tốt đó là giá cước. Nói đến Việt Nam trước đây người ta kêu giá cước viễn thông cao. Nhưng sau 10 năm, giá cước Việt Nam đã thấp, bằng mức trung bình của thế giới.

 

Thứ ba, trước đây nói đến viễn thông là nói đến vấn đề chất lượng: Nghẽn, tắc. Giờ dù không thể giải quyết tối đa 100% nhưng về cơ bản đã được cải thiện rất nhiều. Khiếu nại của người dân về chất lượng dịch vụ đã giảm rất nhiều.

 

Thứ tư, vấn đề cũng làm rất tốt nữa đó là kết nối. Trước cũng là vấn đề nóng phải giải quyết song thời gian gần đây, Bộ không còn phải can thiệp tới nữa.

 

Đó là những vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp đã cùng làm rất tốt trong thời gian vừa qua.

 

Tuy nhiên, nếu như những vấn đề trên là vấn đề của giai đoạn đầu mở cửa thị trường. Còn giai đoạn này, khi thị trường đã mở cửa cạnh tranh, đã xuất hiện các vấn đề mới.

 

Thứ nhất là vấn đề quản lý khuyến mại, quản lý cạnh tranh. Khuyến mãi không theo quy định; Vấn đề thứ hai khi mở cửa cạnh tranh đó là quản lý tài nguyên bao gồm tài nguyên tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet; Vấn đề thứ ba xuất hiện do việc phát triển nhanh đó là cơ sở hạ tầng. Việc phát triển, dùng chung cơ sở hạ tầng có nhiều bất cập. Và cuối cung, đó là khi mở cửa cạnh tranh thì phải giải quyết mối quan hệ giữa kinh doanh và công ích.

 

Bài toán này cũng đang gặp vấn đề. Định nghĩa đâu là công ích, đâu là kinh doanh, chỗ nào là công ích, chỗ nào phải kinh doanh vẫn còn chưa phân rõ ràng. Doanh nghiệp làm công ích nhưng cũng cạnh tranh nhau dẫn đến người dân có nhà có tới vài ba máy điện thoại, có nhà lại không có.

 

Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông đánh giá đây là những vấn đề tồn tại tất yếu xảy ra vì đó là quá trình đi lên, chuyển từ môi trường độc quyền sang mở cửa cạnh tranh, đã và đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để có thể tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc tới sự kiện hai dự thảo Luật Viễn thông và Luật Tần số Vô tuyến điện của Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua trong năm 2009 này. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 diễn ra trong tháng 5/2009, cùng với dự thảo Luật Tần số Vô tuyến điện, Dự thảo Luật Viễn thông - văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực viễn thông đã được Quốc hội xem xét và cho ý kiến lần đầu tiên.

Sau khi tiếp thu các ý kiến trong hai kỳ họp quốc hội, hôm 17/12 vừa rồi, Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông đã chính thức được kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, Luật Viễn thông quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.  

Mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển rất nhanh, song quy mô và sự phát triển bền vững so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát triển mạng viễn thông rộng khắp cả nước đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam vẫn cần những nguồn đầu tư rất lớn để phát triển mạng viễn thông quốc gia. Do đó việc huy động, khuyến khích mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển hạ tầng là hết sức cần thiết. 

 

… đến phát triển thị trường, công nghệ

 

Nếu nhắc tới nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, “kim chỉ nam” dẫn đường của ngành Viễn thông thì không thể không kể tới những thành tựu phát triển về cơ sở, hạ tầng trong 10 năm mà Việt Nam đã đạt được từ nỗ lực của các doanh nghiệp Việt.

 

Có thể nói, đồng hành với sự phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam, đóng góp vào những thành công, thành tựu lớn của ngành, cùng với các doanh nghiệp khác, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn của mình khi luôn để lại những dấu ấn trong mỗi sự kiện lớn của ngành.

 

3G ra mắt là dấu ấn mới nhất của ngành Viễn thông Việt Nam trong 10 năm qua. Với sự kiện mạng di động đầu tiên VinaPhone thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp 6 dịch vụ 3G đầu tiên cho người dùng vào tháng 10/2009 và sau đó là MobiFone vào tháng 12/2009 đã chính thức ghi tên Việt Nam vào bản đồ 3G thế giới.

Thành công này là kết quả của một quá trình sau nhiều năm chuẩn bị. Bốn doanh nghiệp trúng tuyển 3G là VNPT/VinaPhone, VMS-MobiFone, Viettel và danh EVN Telecom - Hanoi Telecom đã cam kết đầu tư tổng cộng hơn 33 nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, phát triển hạ tầng mạng 3G đến năm 2012.

 

3G được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông không dây với việc cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu tốc độ cao trên di động, đồng thời thúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị liên lạc di động với các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. 3G trở thành môi trường mà biến chiếc điện thoại di động là một công cụ liên lạc, khai thác thông tin, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho mọi người.

 

Với người dân, 3G có thể trở thành phương tiện chủ yếu trong việc thực hiện các cuộc gọi hay truy cập Internet để khai thác các nguồn tài nguyên trên đó. 3G còn quan trọng ở chỗ không chỉ cung cấp các dịch vụ giải trí như âm nhạc, điện ảnh, mạng 3G trở thành nền tảng giúp gia tăng tỷ lệ phổ cập Internet (vươn tới những nơi băng rộng cố định khó đến được) và thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền.

 

Ngoài ra, phải kể đến nỗ lực của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT trong việc hoàn thành 100% số xã có điện thoại vào cuối năm 2005.

 

Nhờ có việc triển khai các trạm VSAT IP, ngày 30/12/2005, xã ĐăkNên (KonPLong- Kon Tum) - xã cuối cùng trên cả nước được phủ sóng viễn thông. Với sự kiện này Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu 100% số xã có điện thoại, với mật độ chung là 18 máy/100 dân, đồng thời ngành BCVT đã vượt gấp 2,5 lần chỉ tiêu phát triển điện thoại mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.

 

Một bước ngoặt cũng không kém phần quan trọng nữa của ngành Viễn thông Việt đó là sự kiện dịch vụ ADSL đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 2003 mang tên MegaVNN do Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp.

 

Hiện giờ, thị trường Internet băng rộng ADSL đã khốc liệt với nhiều nhà cung cấp cùng tham gia ngoài VNPT như FPT, Viettel, Saigon Postel, Netnam, EVN Telecom song có thể nói, VNPT/VDC vẫn đang giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường với trên 70% thị phần có trong tay.

 

Internet từ chỗ là thứ xa xỉ phẩm, chỉ là băng hẹp, giá cao, các dịch vụ hạn chế nay đã trở nên phổ biến với nhiều dịch vụ gia tăng, với khoảng 30% dân số sử dụng. Sự phổ biến của ADSL đã dần dần khai tử dịch vụ kết nối Internet gián tiếp tốc độ thấp (56kbps). Cạnh tranh cũng đã giúp cho giá cước dịch vụ ADSL giảm nhanh, ngày càng phù hợp với túi tiền của người dân hơn.

 

Một sự kiện đã ghi tên Việt Nam lên không gian mạng thế giới đó là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam mang tên Vinasat đã được phóng lên không gian vào ngày 19/4/2008. Đây là thành quả của hơn 13 năm kể từ ngày dự án quốc gia Vinasat-1 được khởi xướng (năm 1995) và bắt tay vào thực hiện mọi công việc cần thiết để được phóng thành công lên quỹ đạo trái đất: 5h17 phút sáng 19/4/2008.

 

Theo VNPT, chủ đầu tư dự án VINASAT-1, dung lượng của vệ tinh VINASAT-1 với tuổi thọ 15 năm dự kiến sẽ khai thác hết dung lượng vào năm 2010. Sau vệ tinh VINASAT-1, VNPT vừa tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư dự án VINASAT-2 dự kiến hoàn thành vào năm 2012 với vốn đầu tư từ 290-350 triệu USD.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0