Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 06/01/2010
Ðổi mới đào tạo nhân lực phần mềm

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT), đến năm 2015, nước ta vẫn chưa thể là một quốc gia phát triển mạnh về công nghiệp phần mềm, nhưng hoàn toàn có thể trở thành một nước có nguồn nhân lực phần mềm phát triển. Trên thực tế, ngành phần mềm thế giới hiện đang thiếu 1,5 triệu nhân lực, đến năm 2010 thiếu tới ba triệu và 2015 là bảy triệu người. Vì vậy, các công ty CNTT ở những nước phát triển đang hướng đến khai thác nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển.

Tổ chức Xúc tiến xử lý thông tin Tô-ki-ô cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đẩy mạnh việc chuyển giao phát triển phần mềm ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn năm 2006, số vốn đối tác Nhật Bản trả cho các công ty phần mềm Việt Nam là 430 triệu yên, thì năm 2007 là 540 triệu yên. Theo khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA), Việt Nam vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Ðộ để chiếm vị trí đối tác số một của các công ty phần mềm Nhật Bản.  Nhiều nước coi việc hợp tác với Việt Nam là cơ hội để giải bài toán khan hiếm nhân lực phần mềm. Hiện có 15 doanh nghiệp phần mềm Ðan Mạch đang có các hoạt động với đối tác Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tiếp tục sang Việt Nam tìm kiếm đối tác. Trước nhu cầu ngày càng cao, nước ta có nhiều cơ hội trở thành một trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực phần mềm cho  nhu cầu trong nước và quốc tế.  Với lợi thế về dân số, lại có nền giáo dục được phổ cập rộng rãi, thế hệ trẻ yêu thích công nghệ, khả năng toán học, tư duy lô-gích  tốt, bên cạnh đó, lại được Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển CNTT. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở khi mục tiêu và tầm nhìn quốc gia về phát triển CNTT, chúng ta xác định lấy công nghiệp phần mềm làm trọng tâm; trong công nghiệp phần mềm, lấy đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng quốc tế làm bước đột phá.


Trình độ nhân lực trong các công ty phần mềm nước ta ở mức khá so với khu vực, nhưng trình độ nhân lực được đào tạo để cung cấp cho các công ty phần mềm lại hạn chế. Hiện nay, mỗi năm, các trường đại học, cao đẳng cho ra trường khoảng  chín nghìn  kỹ sư, cử nhân CNTT. Thế nhưng, các công ty phần mềm luôn "khát" nhân lực. Nhiều công ty cổ phần cho rằng, con số chín nghìn  kỹ sư, cử nhân CNTT ra trường mỗi năm ít có ý nghĩa với họ.


Chỉ tiêu cho công nghiệp phần mềm đến năm 2010 là doanh thu đạt 800 triệu USD (40% xuất khẩu); nhân lực phần mềm đạt từ 55 nghìn đến 60 nghìn người. Nhưng đến nay, chỉ tiêu nhân lực khó thành hiện thực. Ðể đạt mục tiêu này, Nhà nước cần thành lập cơ quan đặc trách về phát triển nhân lực phần mềm và CNTT quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, chịu trách nhiệm triển khai để thay đổi cơ bản về quy trình, chất lượng đào tạo kỹ sư CNTT.
Theo Nhân dân
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0