Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/12/2009
Những mối nguy với người dùng máy tính trong năm 2010

Bất chấp virus, sâu và các phần mềm độc hại, Internet vẫn trụ vững trong năm cuối cùng của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Tuy nhiên, vẫn còn đó những mối nguy với internet và người dùng máy tính trong năm tới.

1. Tấn công qua thư xuất hiện trở lại

Virus LoveBug và Melissa, từng tung hoành trên mạng 10 năm trước, đã sử dụng sự đơn giản nhất của cỗ máy chuyển phát - một vụ tấn công bằng thư. Cách thức này đã bị ngừng sử dụng sau khi một công ty chặn các thư mục đính kèm và người dùng cũng "tỉnh táo" hơn. Những virus "giấu" trong thư gần như đã bị "đóng băng".

Nhưng khi một thế hệ người dùng mới chưa biết về bài học Melissa, còn những người dùng cũ hơn đã quên nó thì năm nay, những kẻ viết phần mềm virus đã bắt đầu quay lại với cách thức này. Thật ngạc nhiên, nó lại có tác dụng. Vì vậy, năm tới, hãy đề phòng những tệp đính kèm đột xuất.

2. Các sản phẩm chống virus ít hiệu quả

Những công cụ quét virus kiểu cũ giờ chỉ có thể "tóm cổ" được 3 trong số 4 virus xâm nhập vào máy tính người dùng, Martin Lee, thành viên của Symantec nói. Những công cụ chống virus cơ bản quét mọi chương trình bằng cách sử dụng một danh sách những chương trình mã độc đã được biết, tìm kiếm "những dấu hiệu" điện tử. Nhưng những kẻ viết virus giờ đã "đẻ" ra quá nhiều chương trình mã độc đến nỗi những người chuyên diệt virus không theo kịp.

Để tạo ra sức tàn phá mạnh hơn, những kẻ viết virus đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "hiện tượng đa hình thái". Theo đó, virus có thể biến đổi một cách điện tử và tránh bị phát hiện. Điều này có nghĩa là khoảng 25% số virus có thể tránh được sự phát hiện của các cỗ máy quét virus. Những phần mềm chống virus mới dò các chương trình mang mã độc bằng cách theo dõi những gì chúng làm hơn là kiểm tra xem chúng là cái gì và còn xa mới tiến đến độ hoàn hảo.

Để làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ, virus ngày nay "rón rén" hơn nhiều sau khi đã xâm nhập vào máy tính người dùng. Vì vậy, để bảo đảm cho sự bảo vệ, điều quan trọng là tránh xa những trang nhạc vi phạm bản quyền và những trang web đen.

3. Phần mềm chống virus "rởm"

Khi biết rằng sản phẩm chống virus của bạn có thể không hoạt động, bạn có thể bị "nhử" lên mạng để tìm kiếm một sản phẩm thay thế. Thật là một ý tưởng tồi, bởi sản phẩm đó có thể là một kẻ đang cố ăn cắp tiền của bạn. Nghệ thuật bán những phần mềm chống virus lừa đảo đã khá hoàn hảo trong năm 2009. Năm ngoái, người dùng đã bị "móc túi" khoảng 150 triệu USD vì những chương trình chống virus rởm.

Công nghệ bán virus rởm được dự báo sẽ nở rộ trong năm tới.

4. Mạng xã hội

Các vụ tấn công trên Facebook đã tăng trưởng mạnh trong năm 2009 và sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.

Có 2 lý do cơ bản: virus tận dụng sự tiến bộ của nền tảng về nguyên tắc tự do chia sẻ thông tin giữa người dùng và ăn cắp tài khoản rồi đóng vai họ để lừa đảo bạn bè và gia đình họ. Nhưng còn một loạt các biến thể khác chắc chắn sẽ xuất hiện. Những tên tội phạm mạng có thể sử dụng thông tin công khai cho các vụ tấn công mang tính cá nhân. Facebook dễ dàng bị cấy những thông tin yêu cầu về mật khẩu như "Trường trung học của bạn là gì" và tất cả những email "click here" từ Facebook là một món quà Giáng sinh cho những kẻ xấu.

5. Botnets

Tai ương của internet trong 5 năm qua là botnets sẽ tiếp tục là mối nguy trong năm nay. Và thậm chí nó có thể tệ hơn: botnets đã trở nên quá "kiên cường".

Trong quá khứ, chúng có thể bị phá vỡ bằng cách "cắt đầu" của chúng đi hoặc làm mất khả năng ra mệnh lệnh và kiểm soát máy tính của chúng. Nhưng giờ, các tên tội phạm đang "xây dựng được sự hồi phục của thảm họa này" trong các mạng, Lee của Symantec nói. Điều này càng khiến chúng trở nên khó đánh bật hơn.

6. Spam

Những kẻ spam đã "thất vọng tràn trề" trong năm 2009 khi nhà cung cấp dịch vụ Internet McColo lừng danh đãbị đánh bật. Con số những vụ spam "lao dốc" từ khoảng chiếm 80% tổng số email xuống còn 20%.

Nhưng đây chỉ là tạm thời. Thời điểm cuối năm, cứ 10 email thì có đến 9 email là thư rác và con số này đang tiếp tục tăng.

7. Apple có thể thành "mồi ngon" của tội phạm mạng

Những năm qua, điều bí mật được giữ tồi nhất trong thế giới an ninh máy tính chính là sự an toàn của việc sử dụng các máy tính Macintosh. Dường như những tên tội phạm mạng đã không thử tấn công Macs. Tuy nhiên, chẳng có một tuyên bố chính trị nào được đưa ra. Đó đã đơn thuần chỉ là vì chủ nghĩa thực dục: những sản phẩm Apple khi đó là một mục tiêu nhỏ.

Nhưng nay, với sự phát triển mạnh của các sản phẩm của Apple, sự phổ biến của trình duyệt web Safari và sự hiện diện khắp nơi của những chiếc điện thoại iPhone, Apple có thể trở thành mục tiêu của những kẻ tấn công. Và hiện đã có một số vụ tấn công iPhone được ghi nhận.

8. Điện thoại di động

Nói về iPhone, năm 2010 có thể là năm chúng ta chứng kiến một cuộc tấn công đáng kể lên những người dùng điện thoại di động hay điện thoại thông minh. Những vụ tấn công như vậy đã được dự đoán từ nhiều năm qua nhưng chưa được thực tế hóa. Nhưng mỗi năm, chiếc điện thoại di động trở nên quan trọng hơn, chứ nhiều thông tin cá nhân hơn và được sử dụng nhiều hơn cho các giao dịch tài chính. Nói cách khác, chúng trở thành "mục tiêu hấp dẫn" đối với tội phạm mạng.

Theo ông Lee, người dùng nên đề cao cảnh giác với một cách thức tự động hóa đơn giản nhằm sử dụng điện thoại di động để ăn cắp tiền. Một khả năng có thể xảy ra: một số chương trình truyền hình thuyết phục người dùng gửi tin nhắn mất phí để tải hoặc tham gia các dịch vụ nào đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu những tội phạm mạng tìm cách làm chệch hướng những tin nhắn này hoặc đưa ra chính đề xuất đó?

9. "Ngộ độc" chức năng tối ưu hóa công nghệ tìm kiếm

Bạn có thể nhận thấy các công ty có thể "chơi trò" Google và những cỗ máy tìm kiếm khác, đưa ra những kết quả tìm kiếm về họ bằng việc sử dụng một loạt những cách lừa như tạo các trang web giả có liên kết chặt chẽ với nhau. Cách thức này tuy có phiền nhiễu nhưng tương đối vô hại.

Thật không may, những kẻ xấu lại hoàn thiện cách thức này và sử dụng nó để tấn công những người tìm kiếm thông tin mọi lúc. Có lẽ hàng trăm nghìn máy tính người dùng đã bị nhiễm mã độc sau sự kiện cái chết của ông vua nhạc pop Michael Jackson theo kiểu lừa đảo trên.

10. WINDOWS 7

Một cách tự nhiên, những kẻ tội phạm mạng chắc sẽ để mắt tới sự gia tăng của việc cài đặt nền tảng Windows 7.

Microsoft đang tiếp tục cải tiến chức năn an ninh và phát đi những cập nhật tới hệ điều hành của mình. Nhưng chắc chắn vẫn sẽ có vấn đề phát sinh. Và khi đó, cần phải lưu tâm đến điều này: cứ 8 trong số 10 máy tính chạy hệ điều hành Windows nhiễm virus sẽ chạy hệ điều hành Windows 7. Điều này có nghĩa là người dùng chưa thể tự mãn về độ an toàn cao với phiên bản mới.

Theo Hanoimoi.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0