Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/12/2009
Ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Còn quá ít dịch vụ

 
 

Ngân hàng bán lẻ muốn đa dịch vụ phải ứng dụng CNTT.

Với các nền kinh tế phát triển, ngân hàng bán lẻ thường chiếm ít nhất 60% tỉ trọng giao dịch, tạo ra sự sôi động trên thị trường tiền tệ - ngân hàng; thì ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn quá nghèo.

Nhu cầu lớn, nhưng dịch vụ hạn chế

Tạp chí Stephen Timewell có nhận định: “Xu hướng ngày nay, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”.

Thực ra, đa phần các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của ngân hàng bán lẻ. Trong hội thảo - triển lãm về ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng do Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và IDG phối hợp tổ chức tại TPHCM ngày 10-11.12, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó GĐ NHNN chi nhánh TPHCM - cho biết: Qua khảo sát các ngân hàng thương mại trên địa bàn, có đến 80% số ngân hàng cho biết mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ với số lượng khách hàng chiếm trên 50%.

Mục tiêu trên và thực tế thị trường rất cách biệt. Theo ông Dũng, trên thế giới có hàng ngàn dịch vụ, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 300. Ngân hàng bán lẻ cần đa dịch vụ, muốn nhiều dịch vụ phải ứng dụng mạnh CNTT.

Theo Cục Công nghệ tin học, nhờ ứng dụng CNTT mà lượng tiền mặt thanh toán đã giảm từ 22,5% năm 2002 xuống còn 14% năm 2008. Ứng dụng CNTT cũng đã giúp tăng tốc vòng quay đồng vốn, năm 2001 mất từ 3-5 ngày, đến nay chỉ mất 20 phút.

TPHCM là địa phương có mật độ sử dụng thẻ thanh toán cao (1,4 người có 1 thẻ thanh toán), nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT còn hạn chế nên các tiện ích chưa nhiều, chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ rút tiền, thanh toán, xem số dư và giao dịch, trả phí một số dịch vụ. Ngân hàng điện tử, giao dịch qua Internet mới chỉ manh nha...

Ngân hàng mà thiếu tiền đầu tư?


Để phát triển ngân hàng bán lẻ cần có hành lang pháp lý phù hợp, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ vững vàng để triển khai các kênh phân phối. Những yếu tố này đang là khó khăn, hạn chế của các ngân hàng thương mại  tại Việt Nam. Nhưng còn một trong những yếu tố được xem là gây cản trở đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng là chi phí.

Thông thường một NHTMCP hiện nay, ứng dụng công nghệ ở mức trung bình phải chi từ 2 triệu USD, công nghệ hiện đại cần từ 5-10 triệu USD. Chính vì thế, các ngân hàng phải đầu tư dần từng bước. Nhưng còn một lẽ khác, đầu tư từng bước theo phương châm cần tới đâu đầu tư tới đó. Chỉ có những ngân hàng lớn mới mạnh dạn đầu tư công nghệ để đón đầu.

Theo khảo sát mới nhất ngày 17.11 đối với các ngân hàng trên địa bàn TPHCM, chỉ có 32% số ngân hàng thương mại  có mức độ ứng dụng công nghệ đạt trên 70%, còn 12% số ngân hàng thương mại  ứng dụng công nghệ từ 30%-50%, 8% số ngân hàng thương mại  có mức độ ứng dụng công nghệ dưới 30%. Kinh phí đầu tư, theo nhiều chuyên gia, không phải là khó khăn lớn nhất. Vấn đề là, khi ngân hàng chưa mạnh, kênh phân phối hạn chế, doanh số và lợi nhuận chưa thật nhiều, thì cũng e ngại đầu tư vào công nghệ vì e tốn kém. Hệ lụy là một khi không đầu tư thì khó cung cấp được các dịch vụ NH bán lẻ hiện đại.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0