Chủ nhật, 04/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/10/2006
Vào WTO: Doanh nghiệp biết chủ động sẽ thắng

WTO có thực sự là mối đe doạ đối với doanh nghiệp về những vụ kiện chống bán phá giá và là cơ hội để doanh nghiệp kiện đối tác nước ngoài khi quyền lợi bị ảnh hưởng? Câu trả lời nằm ở chính sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam.

Thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã cận kề. Mặc dù chưa thể đo lường được chính xác mức độ cạnh tranh sẽ cam go đến đâu. Song chúng ta vẫn phần nào có thể đưa ra những dự đoán cơ bản.

Cơ hội và thách thức song hành

Lợi ích lớn nhất từ WTO là doanh nghiệp được bảo vệ tốt hơn trước những cáo buộc về việc bán phá giá. (TBKTVN)

Trước hết, đó là môi trường cạnh tranh được cải thiện, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, chống các hành vi hạn chế cạnh tranh. Thứ hai có cơ sở pháp lý và công cụ để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể bảo vệ quyền lợi và hoạt động chính đáng của mình trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với những áp lực mới về cạnh tranh. Khi Luật cạnh tranh đã ban hành và có hiệu lực thực thi thì không một doanh nghiệp nào có thể nói chúng tôi cần ưu tiên, cần nhân nhượng... Ngay cả những ưu tiên, ưu đãi cho doanh nghiệp cũng đã được thể hiện trong Luật cạnh tranh.

Khi đi sâu vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì cạnh tranh sẽ rất lớn. Tuy nhiên, áp lực này đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng chủ động, không nên có thái độ ở hai thái cực. Hoặc coi như không có vấn đề gì, cơ hội rất nhiều, thách thức rất nhỏ. Hoặc bi quan quá đáng cho rằng khi mở cửa thị trường các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị phá sản, thị trường Việt Nam sẽ tràn ngập cho các đối thủ cạnh tranh từ các nước tràn về, hàng hoá và dịch vụ của họ cạnh tranh hơn doanh nghiệp trong nước rất nhiều...

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Quảng lý Cục Cạnh tranh, Bộ Thương mại, cả hai thái cực đó đều không thật chính xác. Doanh nghiệp phải có thái độ bình tĩnh, chủ động và chuẩn bị để đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Lợi ích lớn nhất từ WTO là doanh nghiệp được bảo vệ tốt hơn trước những cáo buộc về việc bán phá giá và các khoản thuế chống bán phá giá không minh bạch.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh thì nguy cơ bị xử phạt cực lớn. Đó là sẽ bị phạt lên tới 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm có hành vi bị xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Bên cạnh phạt về tiền còn bị bổ sung các chế tài nghiêm khắc khác: đòi cải chính, tịch thu phương tiện, thu giữ khoản lợi nhuận do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đưa lại.

Nhiều doanh nghiệp băn khoăn và cho rằng mức phạt 10% quá lớn, thậm chí đối với những doanh nghiệp có vốn lớn như tổng công ty, tập đoàn thì cũng khó chịu đựng được mức phạt này.

Tuy nhiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho biết, con số này được đưa ra cũng có tính đến mức độ răn đe để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hơn nữa, Cục Cạnh tranh đã thảm khảo kỹ lưỡng các nước trên thế giới có kinh nghiệm thực thi thì nhiều nước đã áp dụng mức 10% này.

Tồn tại hay không, tuỳ vào doanh nghiệp

Trước đây khi chưa có Luật cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể viện cớ thuộc hành vi này hay hành vi khác để né tránh trách nhiệm. Nhưng bây giờ, các hành vi vi phạm sẽ bị điều chỉnh theo Luật cạnh tranh. Mọi cứu cánh hiện nay đều dồn vào bản thân các doanh nghiệp phải chủ động bảo vệ quyền lợi của mình và tránh làm sao để không vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Để chủ động bảo vệ mình thì doanh nghiệp cần phải làm gì? Bà Đinh Thị Mỹ Loan khuyến cáo các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải tìm hiểu và tiếp thu tốt các quy định cơ bản của Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến doanh nghiệp tỏ ra không mấy hi vọng vào khả năng của mình có thể lĩnh hội được những quy định của luật.

Thực tế, Luật cạnh tranh có hơn 100 điều với 4 nghị định hướng dẫn cùng các thông tư đi kèm và ngay nghị định hướng dẫn đầu tiên là nghị định hướng dẫn một số điều đã có hơn 150 điều. Trong khi đó, các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có nguồn lực cần thiết, các cán bộ, các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này để tìm hiểu.

Về vấn đề trên, bà Loan đề nghị các doanh nghiệp nên liên hệ với Cục quản lý cạnh tranh, cơ quan này sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để nắm bắt những quy định về Luật cạnh tranh một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bà Loan cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp cần chấm dứt các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu có. Nếu như trước đây, mọi hành vi khuyến mại của doanh nghiệp được xem là bình thường nhưng khi thực thi luật cạnh tranh thì một số hành vi quảng cáo và khuyến mại có thể vi phạm pháp luật về luật cạnh tranh đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ngược lại, nếu các doanh nghiệp phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trên thị trường cũng cần thông báo cho Cục cạnh tranh. Bà Loan cho biết: phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan trọng.

"Kinh nghiệm của các nước cho thấy cơ quan cạnh tranh nước ngoài với quy mô vài trăm đến hàng nghìn người, bản thân họ cũng luôn luôn phải dựa vào cộng đồng doanh nghiệp, nhận thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp cung cấp để xử lý các vấn đề", bà Loan nói.

Một khi các doanh nghiệp chủ động bảo vệ mình trong những trường hợp bị thiệt hại, có ý thức phối hợp và cung cấp thông tin, chứng cứ cho cơ quan điều tra (Cục quản lý cạnh tranh), cũng như xây dựng văn hoá cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thắng.

Thương trường như chiến trường, nếu có hi sinh là do bản thân mình chống chọi không được còn chiến trường vẫn có win-win (cùng thắng) thay vì win-lose (một bên thắng một bên thua). Đó là kết cục tốt đẹp nhất!

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0