Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/11/2009
Hiểm họa tội phạm công nghệ thông tin

Trong buổi làm việc thứ hai (19-11) tại Hội thảo Pháp ngữ khu vực về ‘Những thách thức về mặt pháp lý của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông: thực trạng và triển vọng, đại diện của Hội đồng châu Âu cũng trình bày Công ước Budapest về tội phạm mạng - cơ hội cho Việt Nam cũng như các nước Pháp ngữ khu vực châu Á. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của luật pháp trong việc ngăn chặn nguy cơ rủi ro cao, khó kiểm soát nhưng ngày càng lớn mạnh của tội phạm này.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Công Hồng - Vụ trưởng vụ Pháp luật hành chính- hình sự Bộ Tư pháp đã trình bày những sửa đổi bổ sung một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Bộ luật Hình sự. Theo đó, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được thông qua vào 19-6-2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010 đã có 3 điều khoản sửa đổi (điều 224,225 và 226), bổ sung 2 điều khoản (226a và 226b).


Đại diện Bộ Tư pháp cho biết, đây chính là những cố gắng của các nhà lập pháp nhằm tạo ra khu pháp lý ngăn chặn nguy cơ cao từ lĩnh vực tội phạm công nghệ thông tin. Tội phạm trong lĩnh vực này (thường được gọi là tội phạm mạng) thể hiện dưới 2 hình thức, đó là can thiệp trực tiếp hủy hoại cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng công nghệ thông tin để tiến hành những tội phạm mang tính truyền thống.


Tuy nhiên, có thực tế là pháp luật Việt Nam chưa có đầy đủ những quy định pháp lý về loại hình tội phạm này, hoặc có vẫn chủ yếu ở luật nội dung mà thôi. Tính đến thời điểm này, hầu như vẫn chưa có vụ nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều khoản 224, 225, 226 của bộ luật hình sự bởi lẽ do đặc thù của loại hình tội phạm này nên khi đưa ra xét xử theo đúng thủ tục tố tụng hình sự (cần chứng minh người bị hại là ai, thiệt hại thực tế là bao nhiêu ..) lại rất khó.


Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tội phạm sử dụng công nghệ cao đã vượt qua phạm vi lãnh thổ, mang tính liên kết phạm tội đa quốc gia, do đó cần bảo đảm tính hài hòa giữa luật pháp trong nước và chuẩn mực quốc tế trong việc xử lý loại hình tội phạm này. Đây chính là một thực tế khách quan.


Do tính chất đặc thù nên tội phạm mang xuyên quốc gia sẽ được xử lý theo hiệp định tương trợ tư pháp (nếu có) hoặc nguyên tắc có đi lại có lại trong tư pháp quốc tế. Thực tế là để xét xử các vụ án về tội phạm mạng cần phải có đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên có đủ chuyên môn và kinh nghiệm xử lý. Hiện tại, ngoài việc sửa đổi Bộ luật Hình sự (luật nội dung), Bộ luật Tố tụng Hình sự (luật hình thức) cũng đang trong giai đoạn dự thảo sửa đổi, sẽ phải bổ sung một số điều trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mạng để giúp việc điều tra, truy tố có sơ sở pháp lý rõ ràng. “Nếu luật quy định rõ về tội phạm, đây chính là điều kiện tiên quyết cho công tác đấu tranh với tội phạm đặc thù này”, đại diện Bộ Tư pháp nói.


Ông Alexsander Seger - Trưởng ban tội phạm kinh tế, Vụ pháp chế và quyền con người, Hội đồng châu Âu cho biết, Hội đồng châu Âu sẽ nghiên cứu về vấn đề mở các chương trình đào tạo cho các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên của Việt Nam để phục vụ công tác xử lý tội phạm mạng được tốt hơn vì “ thẩm phán chưa bao giờ sử dụng máy tính thì không thể xét xử tội phạm mạng được”.


Đại diện của Microsoft nhận định, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn vấn nạn vi phạm bản quyền song vẫn chưa hiệu quả mấy do thiếu nhân lực. Vấn đề không chỉ nhân lực chống vi phạm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà còn phải rải đều ở các tỉnh thành khác. Trong khi đó, chế tài chủ yếu là xử lý vi phạm hành chính, số tiền bị xử phạt quá nhỏ (nhất là các doanh nghiệp) nên tính răn đe chưa cao.
Theo Nhân dân
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0