Thứ hai, 20/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/10/2009
5 dấu ấn công nghệ của thập niên 1950

Được xem là một trong những thập kỷ trì trệ nhất của thế kỷ 20, nhưng những năm 1950 lại là khoảng thời gian mà khoa học công nghệ đã ghi nhận những dấu ấn phi thường.

Chỉ chưa đầy một thập niên sau ngày chiến tranh kết thúc, khoa học đã ghi dấu ấn với những công nghệ mà trước đó mới chỉ được tưởng tượng hoặc ở dạng ý tưởng thì nay bất ngờ trở thành hiện thực.

Vi chíp, modem và máy tính có thể lập trình được đã bắt đầu đánh dấu sự tồn tại của chúng và làm thay đổi thế giới. Điều đó nghe có vẻ hơi thiếu thuyết phục, nhưng bạn hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu ngày nay vi chíp không tồn tại? Nếu vậy, thì xin hãy nói lời tạm biệt ngay đối với chiếc iPhone mà bạn đang sở hữu. Cũng trong thập kỷ này, có hai người đàn ông đã giải thành công bài toán về mạch tích hợp, để tới ngày nay những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực này như Intel, IBM và Toshiba đang khẩn trương trong cuộc chạy đua tới cột mốc chế tạo thành công mạch tích hợp với kích thước 0,01 nm.

1. Vi chíp (microchip)/ mạch tích hợp

Sau hơn 50 năm, thì chiếc vi chíp đầu tiên được sinh ra cũng có cấu trúc tương tự như những hậu sinh của nó ở thời hiện đại.   Jack Kilby làm việc tại Texas Instruments và Robert Noyce của Công ty bán dẫn Fairchild (cũng là người đồng sáng lập Intel) được ghi nhận là những người đồng sáng chế ra mạch tích hợp, cho dù thực tế những phát minh của họ được công bố cách nhau sáu tháng. Trong khi Jack Kilby thành công trong việc phát triển mô hình chạy được vào năm 1958, thì phiên bản của Robert Noyce lại có những cải tiến cần thiết – như là sử dụng silicon thay cho germani và kết nối các thành phần bên trong mạch hiệu quả hơn. Những con vi chíp có thể hoạt động được lần đầu tiên được bán ra thị trường bởi Công ty bán dẫn Fairchild vào năm 1961, có kích thước bằng một ngón tay của trẻ em. Chúng bao gồm một bóng bán dẫn tranzito, 3 điện trở và một tụ điện, và lớn hơn nhiều so với một con chíp nhỏ xíu ngày nay, có khả năng chứa được hơn 125 triệu tranzito.

Con chip đầu tiên: Thật khó tin rằng mẫu thiết kế có phần tẻ nhạt này lại làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp máy tính.

2. Máy tính có thể lập trình được 

Thập kỷ này cũng đánh dấu sự ra đời của chiếc máy tính có thể lập trình được đầu tiên trong lịch sử có tên gọi là EDSAC. Nó ra đời ngay trước thập niêm 1950, và thực hiện thành công những phép tính đầu tiên vào năm 1949, nhưng được hoàn chỉnh vào năm 1950, để chính thức làm nên lịch sử của ngành công nghiệp máy tính và công nghệ thông tin.

Máy tính điện tử bán tự động sử dụng bộ nhớ trễ (gọi tắt là EDSAC),  được phát triển ở Anh cùng với LEO 1 (Lyons Electronic Office 1), do J. Lyons and Co . chế tạo là những máy tính đầu tiên sử dụng cho các ứng dụng trong kinh doanh phát triển từ mô hình EDSAC.

EDSAC sử dụng các dòng thủy ngân trễ cho bộ nhớ và các ống chân không phục vụ cho các phép toán logic. Thông tin được đưa vào các dải băng 5 lỗ và đầu ra được gắn với một máy telex. David Wheeler, là người đầu tiên nhận bằng tiến sĩ ngành Khoa học máy tính, đã phát minh ra tiểu trình với EDSAC và là đồng tác giả của cuốn sách đầu tiên về lập trình xuất bản năm 1951.

Tuy nhiên, thành tựu nổi bật nhất gắn liền với EDSAC là OXO, hay là trò chơi cờ ca-rô, được AS Douglas phát triển năm 1952 với đầu ra đồ họa tới một ống tia âm cực. Đó được coi là video game đầu tiên trên thế giới có sử dụng hiển thị đồ họa số. Nó cũng khác xa so với những chiếc laptop, PC hay desktop mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

KHÔNG LÀ MỘT NETBOOK: EDSAC có kích thước bằng khoảng một căn hộ nhỏ, với các ống dài 5 feet. 

3. Modem sản xuất hàng loạt 

Sự phát triển của modem kỹ thuật số ban đầu xuất phát từ nhu cầu của SAGE (Trung tâm điều khiển mặt đất bán tự động) – là hệ thống phòng không mặt đất của quân đội Hoa Kỳ.

Được sử dụng để kết nối các trạm ra-đa, các sân bay và những trung tâm điều khiển và ra lệnh với nhau, những modem này là loạt những sản phẩm được sản xuất hàng loạt có sử dụng chuẩn dataset Bell 101. Chúng kết nối riêng với các đường điện thoại, gửi dữ liệu thông qua giao thức PSTN (hệ thống điều chuyển điện thoại dùng chung) và rất giống với modem Bell có tốc độ truyền dẫn 101 và 110 baud.

Bell Labs của AT&T là nhân vật chính trong việc tạo ra tiền thân của modem hiện đại và đã ra mắt Bell 103 vào năm 1962 – là modem đầu tiên sở hữu đường truyền dẫn song công hoàn toàn với tốc độ lên tới 300 baud.

Modem đã phát triển với tốc độ cực nhanh trong vòng 5 thập kỷ qua, tới mức mà có lẽ con cháu chúng ta sẽ thậm chí không biết một modem quay số là như thế nào nữa...

MODEM ĐẦU TIÊN: Bống nhiên chiếc model quay số 56k của bạn chẳng còn chút cổ xưa nào nữa.

4. Phát minh cáp quang

cap quang.jpg
Ảnh; Techradar

Ý tưởng về cáp quang đã hình thành lần đầu tiên vào những năm 1840 bởi Daniel Clladon và Jaques Babinet, khi họ chứng minh được ánh sáng có thể truyền đi được theo dòng nước ổn định. (như trong hình)

Tuy nhiên, phải hơn một thế kỷ sau đó, nghĩa là vào thập niên 1950, thì cáp quang mới được phát triển thành công. Các nhà vật lý Narinder Singh Kapany và Harold H Hopkins người Anh và Abraham van Heel người Hà Lan gần như đồng thời công bố phát minh của họ về những bó dây tạo hình ảnh này vào năm 1954.

Cho dù những sản phẩm ban đầu này chưa thực sự hoàn hảo, nhưng nó là cú hích đầu tiên cho sự phát triển của loại vật liệu này. Kapany là người đặt ra khái niệm cáp quang vào năm 1956, nhưng van Heel mới là người khám phá ra nó, bằng việc bọc sợi cáp trần/thủy tinh/plastic với một lớp sơn phủ trong suốt, giúp giảm thiểu đáng kể hiện tượng nhiễu sóng và giao tiếp chéo.

Sau đó, vào cuối thập niên 1950, Lawrence Curtis đã cải tiến công nghệ này với sợi cáp bọc thủy tinh. Sự phát minh ra tia laze vào năm 1960 báo hiệu sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực thông tin liên lạc dùng cáp quang, laze bán dẫn được phát triển vào năm 1962 ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

QÚA KHỨ: Trong thí nghiệm mô tả này của Daniel Colladon, nước chảy ra từ một vòi ngắn sẽ đi qua không khí và chảy xuống bình, với thiết bị bên trái sẽ phát một tia sáng vào bình nước và tạo ra ánh sáng trong bình.

cap-quang-TOSLINK.jpg
Cáp quang TOSLINK hiện đại

HIỆN TẠI:

Cáp quang TOSLINK hiện đại với với tia laser chiếu vào một đầu và tạo ra ánh sáng ở đầu bên kia.    

5. Thẻ tín dụng

Giờ đây, trong tay bạn đã máy tính cá nhân, modem, và sợi cáp quang huyền thoại giúp cho kết nối của bạn bay cao cũng như vi chíp đã làm thay đổi cả thế giới.

Bạn có thể mua chúng bằng cách nào? Tại sao lại không nghĩ tới chiếc thẻ tín dụng đầu tiên nhỉ? Thẻ của Diners Club là sản phẩm đầu tiên được giới thiệu nhưng nó chỉ dùng cho các bữa tối tại nhà hàng của câu lạc bộ này và toàn bộ thanh toán sẽ được thực hiện vào cuối mỗi tháng, nhưng nó chưa thực sự giống như những gì chúng ta đang sử dụng để thanh toán ngày nay.

American Express lần đầu tiên sử dụng tên gọi ‘thẻ tín dụng’ vào năm 1958. Loại công cụ thông minh này của American Express đã giúp cho bạn thoải mái và linh hoạt hơn trong các hoạt động mua sắm và thanh toán. Nếu so sánh mảnh nhựa plastic này với những chiếc thẻ ngày nay chúng ta sử dụng có nhiều lớp, được in công phu và có mã từ thì sự khác biệt nằm ở đâu? Có chăng sự khác biệt chỉ là khoảng thời gian hơn 50 năm và sự thiếu tin tưởng ngày càng gia tăng của chúng ta vào sự an toàn của thẻ tín dụng mà thôi....

THẺ TÍN DỤNG ĐẦU TIÊN: Sự khác biệt sau 50 năm có lẽ là mức độ tin cậy của chúng ta vào tiện ích này đã giảm đi rất nhiều.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0