Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/10/2009
Quốc hội nhất trí lập cơ quan quản lý viễn thông

Hôm 24/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận dự thảo Luật Viễn thông, tập trung các vấn đề như thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông, dùng chung cơ sở hạ tầng và quản lý cạnh tranh.

Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật viễn thông.

Sẽ có cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông

Tại phiên họp thảo luận về dự thảo Luật Viễn thông, đa số các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cơ quản quản lý chuyên ngành về viễn thông. Tuy nhiên, việc thành lập cơ quan này nên được quy định trong Luật Viễn thông hay để Chính phủ quyết định vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận.

Ông Nguyễn Trung Nhân, đại biểu đoàn Cần Thơ cho rằng cần có cơ quản quản lý chuyên ngành về viễn thông. Điều này phù hợp với cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).

Bà Trần Thị Dung, đại biểu đoàn Điện Biên cũng có quan điểm tương tự. “Việc thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông là cần thiết và nên để Chính phủ quy định theo chức năng của mình”, bà Dung nói.

Tuy nhiên, ông Trần Du Lịch, đại biểu đoàn TP.HCM lại đề nghị nên đưa quy định chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành vào Luật Viễn thông. “Nếu trong Luật chỉ đưa tên mà không quy định chức năng nhiệm vụ sẽ không còn mấy ý nghĩa”, ông Lịch nói.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng hoạt động quản lý viễn thông không chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng và bảo vệ quyền lợi quốc gia về viễn thông. Trong nhiều trường hợp cần phải giải quyết các tình huống có tính cấp bách nên cơ quan quản lý phải có vai trò, vị trí pháp lý đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý được giao.

Việc quy định thành lập cơ quan này trong dự thảo Luật là hình thức thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này cũng phù hợp với quy định về cơ quan quản lý chuyên ngành trong một số Luật đã được Quốc hội thông qua gần đây như quy định về Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử, quy định về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong Luật Chứng khoán.

7.jpg
Đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận dự thảo Luật Viễn thông. Ảnh: TTXVN

Chính vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị nêu trong tờ trình của Chính phủ về việc cần thiết phải quy định Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan này thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên không cần thiết phải quy định trong Luật.

Nên mở rộng quy định dùng chung hạ tầng sang luật khác

Về vấn đề dùng chung cơ sở hạ tầng (CSHT), đại biểu Nguyễn Trung Nhân cho rằng nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải sử dụng chung CSHT, đảm bảo kinh tế và hiệu quả. Tuy nhiên, Luật Viễn thông chỉ là luật chuyên ngành viễn thông. Trong khi đó những hạ tầng dùng chung gồm điện, cấp thoát nước lại không chịu sự quản lý của luật chuyên ngành này nên cần xem xét điều chỉnh ở nhiều luật khác cũng như văn bản dưới luật để đảm bảo thực thi dùng chung CSHT hiệu quả.

Đồng tình với ý kiến này, bà Trần Thị Dung cũng đưa ra quan điểm dùng chung hạ tầng viễn thông cần thiết và hợp lý, nhưng cần phải bổ sung thêm các quy định pháp lý rõ ràng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng ngay trong Luật Viễn thông.

Ông Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hồ Chí Minh nói việc dùng chung CSHT sẽ đảm bảo được vấn đề tiết kiệm và hiệu quả, nhưng theo ông vấn đề  này “hết sức phức tạp”.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng trong thời gian qua, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, việc sử dụng chung CSHT viễn thông còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho xã hội, làm mất mỹ quan đô thị và lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, việc sử dụng chung CSHT kỹ thuật giữa các ngành điện lực, cấp thoát nước, giao thông, xây dựng và viễn thông, truyền hình cáp…vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật Viễn thông đã có quy định bắt buộc chia sẻ và dùng chung hạ tầng viễn thông.

Lãm rõ vai trò quản lý về cạnh tranh

Về vấn đề xử lý tranh chấp cạnh tranh trong viễn thông, một số đại biểu đề nghị nêu rõ vai trò của Bộ Công thương và Bộ TT&TT nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Lấy ví dụ về hiện tượng một nhà khai thác kéo dây vào 1 khu chung cư và trở thành độc quyền dịch vụ ở khu chung cư đó, ông Lịch cho rằng “cần quy định đảm bảo tránh độc quyền dịch vụ kiểu này”.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo Luật cần bổ sung các quy định nhằm hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính đặc thù trong kinh doanh dịch vụ viễn thông và nội luật hóa các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông chủ lực phải thực hiện chế độ thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ thống lĩnh thị trường, xác định giá thành dịch vụ. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng cần thiết phải có sự phối hợp giữa Bộ Công thương và Bộ TT&TT trong việc phê duyệt hồ sơ miễn trừ tập trung kinh tế trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0