Thứ hai, 20/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/10/2009
Những công nghệ giúp thay đổi thế giới IT

 

Tivi 3D, HTML5, truyền video qua Wi-Fi, USB siêu nhanh,... là những công nghệ sẽ nổi lên trong vài năm tới, mang đến cho người dùng những trải nghiệm phong phú về mặt nội dung cũng như tốc độ trên các thiết bị như laptop, di động, hệ thống giải trí,...

USB 3.0

Giao tiếp USB được sử dụng khá phổ biến trên các thiết bị cắm ngoài hiện nay. USB 3.0 giúp cải thiện rất nhiều về mặt tốc độ chuyển dữ liệu cho những thiết bị có dung lượng lưu trữ lớn đang tăng lên từng ngày. Chuẩn mới cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 10 lần so với USB 2.0 (tốc độ tối đa chỉ có 480Mb/giây). Nghĩa là chúng chỉ mất có 70 giây để truyền file 25GB trong khi nếu sử dụng USB 2.0 thì phải mất tới 14 phút. Không chỉ nhanh, USB 3.0 có khả năng ghi đọc đồng thời cũng như tương thích ngược với các chuẩn USB 1.0 và 2.0.

Công nghệ này có thể làm thay đổi các kết nối thiết bị hiện nay. Một máy tính để bàn gồm các giắc cắm ethernet, USB 2.0, FireWire 400 hay 800 (IEEE 1394a hoặc 1394b) hoặc cả DVI, DisplayPort hay cả hai và eSATA. USB 3.0 có thể loại bỏ tất cả chúng chỉ trừ ethernet. USB 3.0 đủ nhanh để không phải nén video 1080p (định dạng video nét nhất hiện nay) khi truyền với tốc độ 60 khung hình/giây. Hơn nữa, các thiết bị sạc pin qua cổng USB 3.0 sẽ nhanh hơn so với trước vì chúng có thể tạo ra dòng điện tới 900mA trong khi USB 2.0 chỉ có 500mA. Với các thiết bị ĐTDĐ, việc sạc pin và chuyển dữ liệu qua cổng USB sẽ trở nên phố biến và tiện dụng hơn rất nhiều.

Các chuyên gia phân tích dự đoán rằng, chuẩn USB 3.0 sẽ được dùng phổ biến trên hầu hết các thiết bị (gồm di động và đồ điện tử gia dụng) vào năm 2012. Các nhà sản xuất sẽ bán hơn 2 tỷ thiết bị tích hợp USB mỗi năm và đây cũng là lợi thế để cho chuẩn mới phát triển rất nhanh.

Phát video qua mạng Wi-Fi

Khi người dùng có một bộ phim 3D độ nét cao lưu trữ trên ổ đĩa flash và cắm vào laptop để chuyển chúng tới máy chủ file trên mạng qua kết nối Wi-Fi. Vài phút sau, bộ phim đó sẵn sàng được phát ra (stream) qua đường Wi-Fi 60GHz từ trung tâm giải trí trên mạng tới Tivi HD treo trên tường.

Hiện, ethernet có dây được ưa chuộng hơn so với Wi-Fi để đạt được tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhưng các nhóm chuẩn không dây đang cố gắng cải thiện cán cân này. Vào năm 2012, hai giao thức mới 802.11ac và 802.11ad cho tốc độ truyền dữ liệu là 1Gb/giây hoặc cao hơn. Do đó, trong tương lai người dùng có thể streaming game và video HD trong phạm vi căn hộ hoặc trong một phòng. Các máy chủ trung tâm giải trí đa phương tiện, thiết bị chơi đĩa Blu-ray,...có thể đặt ở mọi nơi trong nhà để truyền nội dung tới các thiết bị sử dụng ở bất cứ vị trí nào.

Chuẩn 802.11ac được nâng cấp từ 802.11n (chuẩn mới nhất của công nghệ WLAN). Với 802.11ac, khả năng thực hiện mạng không dây sẽ nhảy vọt từ đỉnh tốc độ theo lý thuyết là 600mb/giây lên tốc độ tối đa (không có thực) là 1Gb/giây. Trên thực tế, chúng có tốc độ trong khoảng 300mb/giây và 400mb/giây gấp hơn 2 lần so với chuẩn 802.11n. Giống như 802.11n, 802.11ac sẽ sử dụng nhiều anten để nhận và gửi dữ liệu không dây. Tuy nhiên, chuẩn này chưa hỗ trợ chuyển video độ nét cao theo phương thức không tổn thất (lossless). Hiên nay, việc truyền dữ liệu được thực hiện theo phương thức nén (mã hóa) và giải nén (giải mã) nên đảm bảo được chất lượng dữ liệu truyền đi. Còn khi video chưa nén được truyền với tốc độ hơn 1Gb/giây thì chuẩn 802.11ac chưa làm được và cần một chuẩn mới.

Chuẩn 802.11ad ra đời để giải quyết vấn đề trên. Chúng bỏ qua phổ tần 2,4GHz và 5GHz (Wi-Fi hiện nay đang hoạt động) để nhảy lên 60GHz. Vì dải tần này được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia nên người dùng có thể sử dụng nhiều kênh để truyền video không nén với tốc độ hơn 1Gb/giây trên mỗi kênh. 802.11ad phù hợp cho viêc truyền dữ liệu ở khoảng cách ngắn và có tốc độ gần bằng với USB 3.0 và gấp 1000 lần so với Bluetooth 2.

TV 3D

Sự ra đời TV 3D sẽ tạo cho người dùng những trải nghiệm mới không chỉ về độ nét mà cả về khả năng sinh động của hình ảnh 3 chiều. Tuy nhiên, để xem những hình ảnh 3D này người dùng cần phải sử dụng một kính phụ trợ nên rất rắc rối, nhưng sự phát triển về mặt công nghệ đã khắc phục dần yếu điểm đó. Các nhà sản xuất dần dần hé lộ những chiếc TV 3D không cần kính phụ trợ tạo ra một cảm giác thực cho người xem. Hơn nữa, sự hỗ trợ của những nhà sản xuất nội dung 3D sẽ làm cho ngành công nghiệp này phát triển mạnh lên. Mặt khác sự ra đời các TV 3D sẽ cho phép các mạng IPTV và đài truyền hình mặt đất có thể phát các nội dung 3D cho người dùng.

"Tăng yếu tố thực tế" cho thiết bị di động

Tăng yếu tố thực tế ("Augmented Reality") là một thuật ngữ để chỉ những gì người dùng nhìn thấy vật thay thế hay dữ liệu do máy tính tạo ra. Công nghệ này để nâng cao khả năng tương tác những thứ xung quanh người dùng bằng cách cung cấp cho họ ngay lập tức những thông tin liên quan đến những thứ đó.

Hiện nhiều hãng đã phát hành các chương trình để xác định vị trí và cung cấp dữ liệu liên quan trên thiết bị di động. Dữ liệu này được thực hiện nhờ các bộ cảm biến và radio được tích hợp sẵn trên các smartphone. Do đó, các thiết bị có khả năng định vị toàn cầu GPS, các bộ gia tốc (để đo sự thay đổi về tốc độ và hướng đi) và các bộ từ kế (để tìm vị trí liên quan tới phương hướng).

Ứng dụng Nearest Places sẽ cung cấp tên và vị trí các điểm dừng tàu điện ngầm, bãi đỗ xe, công viên, nhà hàng,... cho iPhone. Khi người dùng di chuyển, thông tin trên sẽ thay đổi để phù hợp với thực tại xung quanh họ. Công nghệ này ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và trong tương lai sẽ hỗ trợ cả kỹ thuật 3D.

HTML5

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML 5 được nâng cấp từ HTML 4 để cải thiện  khả năng tương tác, hỗ trợ đồ họa 2D, âm thanh và video trên web. Đây là một chương trình chuẩn cho phép người dùng tạo ra những trang Web giống như mọi trình duyệt sử dụng trên máy tính để bàn, laptop hay thiết bị di động cũng như cung cấp cho người dùng những trải nghiệm Web nhanh hơn, phong phú hơn. Thay vì đưa ra cho các nhà chế tạo trình duyệt một sự kết hợp giữa công nghệ của riêng và của hãng thứ ba về ứng dụng giải trí đa phương tiện, HTML 5 yêu cầu trình duyệt tích hợp sẵn các phương thức dành cho âm thanh, video và hiển thị 2D. Nhưng khả năng hỗ trợ định dạng audio, video đa nền tảng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới, vấn đề trên sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0