Thứ tư, 31/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/10/2009
Kinh phí để tăng tốc công nghệ thông tin ở VN

Việc lấy ý kiến góp ý cho "Dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin" đã chấm dứt vào ngày 30.9.2009 với 5 ý kiến đóng góp. Khó mà góp ý kiến cho dự thảo, trong khi không tiếp cận được bản thân đề án.

Diễn đàn CNTT trên mạng của giới CNTT loan tin rằng có thể tiếp cận được tới dự thảo đề án tại Bộ Thông tin Truyền thông dưới dạng bản in trên giấy, một tóm tắt đề án (dự thảo lần thứ 21) cũng được giới CNTT truyền nhau ở dạng điện tử. Diễn đàn cũng nói thời hạn góp ý cho đề án không bị giới hạn ở ngày 30.9.2009.

Ngày 13.10.2009 Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn Hà Nội về ICT (công nghệ thông tin truyền thông) và diễn đàn này cũng kiến nghị nên góp ý tiếp cho đề án.

Bài này chúng tôi chỉ bàn đến dự trù kinh phí cho toàn đề án được nêu trong phần 5 "Danh mục các chương trình, dự án trọng điểm" (trang 32- 34) và Phụ lục 1 "Thông tin chi tiết về các chương trình, dự án" (trang 35-40) của báo cáo tóm tắt Đề án (dài 50 trang).
Tổng kinh phí dự kiến của Đề án là 143.998 tỉ đồng (khoảng 8 tỉ USD theo tỉ giá hiện hành).

Với độ lớn như vậy đề án này phải được Quốc hội thông qua. Không rõ đã có đại biểu Quốc hội nào đọc kĩ đề án hay chưa?

Đề án gồm 6 chương trình lớn, mỗi chương trình lại gồm 2 đến 5 (đề án?) hay dự án nhỏ.

Chương trình 1, cốt lõi của Đề án, là "Phát triển hạ tầng mạng viễn thông băng rộng" với dự kiến kinh phí 131.000 tỉ đồng (chiếm gần 91% tổng dự trù kinh phí) với nguồn "từ ngân sách nhà nước và ODA".

Chương trình 2, "Bảo đảm an toàn thông tin quốc gia", có tổng dự tính 700 tỉ đồng "từ ngân sách nhà nước".

Chương trình 3, "Đưa điện thoại, thiết bị nghe nhìn đến hộ gia đình", với tổng kinh phí dự kiến 9.900 tỉ đồng; đề án không nêu rõ nguồn lấy từ đâu (có lẽ từ dân chúng là chính và một phần từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho khoảng 4 triệu hộ gia đình nghèo).

Chương trình 4, nhằm hỗ trợ ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, với tổng kinh phí dự kiến là 738 tỉ đồng (có 50 tỉ cho đào tạo chuyên gia an toàn thông tin cho các cơ quan chính phủ và hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia); nguồn kinh phí không được nêu rõ, nhưng rõ ràng chi cho khoản này phải lấy từ ngân sách nhà nước.

Chương trình 5, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất và quảng bá thương hiệu với tổng kinh phí dự kiến 1450 tỉ đồng (trong đó có 100 tỉ hỗ trợ đào tạo chuyên gia); nguồn kinh phí không được nêu rõ, nhưng nếu là hỗ trợ thì chủ yếu cũng lấy từ ngân sách.

Cuối cùng là "Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT" với tổng kinh phí dự kiến 210 tỉ đồng.

Trường hợp ngân sách hay tiền vay của Chính phủ (ODA) phải chi toàn bộ cho đề án (100%) thì tổng dự kiến kinh phí là con số khổng lồ 143.998 tỉ đồng. Nếu có huy động vốn từ các nguồn khác, chắc chắn ngân sách và tiền vay của Nhà nước cũng phải chiếm không ít hơn 92% tổng dự kiến ngân sách (cỡ 7,4 tỉ USD). Với dự kiến chi từ ngân sách và các khoản vay của Chính phủ khổng lồ như vậy đề án phải được Quốc hội xem xét và quyết định (thông qua hay bác bỏ).

Xếp qua vấn đề thủ tục sang một bên, hãy chỉ xét 2 điểm mà tôi cho có thể là không ổn.

Thứ nhất, liệu Nhà nước có nên chi nhiều như thế hay không? Hay là Nhà nước chỉ nêu ra các mục tiêu, đưa ra các khuyến khích để cho các doanh nghiệp tự xoay xở vốn đầu tư. Kinh nghiệm phát triển thành công của ngành viễn thông Việt Nam trong vài chục năm qua là các doanh nghiệp tự lo liệu về vốn đầu tư (có sự hỗ trợ về thông tin, chính sách của Nhà nước).

Hay trong thời gian tới các doanh nghiệp hết chủ động rồi và ngày càng "ỷ lại", "dựa dẫm" và ngân sách? Phải làm rõ các câu hỏi này. Theo tôi nếu họ quay lại "dựa dẫm" vào ngân sách (mà 131.000 tỉ đồng dự kiến cho phát triển hạ tầng lấy "từ ngân sách nhà nước và ODA là minh chứng), thì đấy là một sự thụt lùi nghiêm trọng về tư duy kinh tế.

Thứ hai, nguồn nhân lực là nhân tố cốt yếu cho sự thành công của các đề án loại như thế này. Nhưng hãy xem tỉ lệ kinh phí dự tính cho phát triển nguồn nhân lực: 210/143.998 = 0,148%!

Nếu cộng cả khoản 50 tỉ của Chương trình 2 cho đào tạo chuyên gia an toàn thông tin và 100 tỉ "hỗ trợ đào tạo chuyên gia cho các doanh nghiệp (của Chương trình 5) vào nữa, thì tỉ trọng của đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng chỉ chiếm 0,25%! Một sự mất cân đối vô cùng đáng kinh ngạc. Lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo có được hỏi ý kiến về vấn đề này?

chúng tôi chỉ mạn phép nêu ra 2 vấn đề cần thảo luận về dự trù kinh phí của đề án mà chưa đi phân tích vào nội dung chi tiết của đề án.

Thiết nghĩ, xét về mặt quy mô của đề án, thủ tục xem xét quyết định và chỉ xét đến 2 điểm nêu ở trên, chúng tôi kiến nghị chưa nên kí phê duyệt đề án này; nên để cho nhân dân, các tổ chức góp ý thêm về bản thân đề án; nên trình đề án đã được hiệu chỉnh ra Quốc hội để xem xét và quyết định.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0