Ngoài ra, thiệt hại trở nên nghiêm trọng hơn khi DoC buộc phải thay thế hàng trăm máy tính của cơ quan này để xoá sạch các mã độc hại, cả rootkit và spyware, mà hacker Trung Hoa để lại.
Cụ thể, vụ tấn công xảy ra tại Cơ quan An ninh Công nghiệp (BIS), một chi nhánh của DoC - chịu trách nhiệm giám sát hàng xuất khẩu của Mỹ. Hệ thống máy tính của BIS được trang bị cả những ứng dụng thương mại và quân sự, đã buộc phải cách ly khỏi mạng Internet từ đầu tháng 9 vừa qua.
Đây là vụ tấn công lớn thứ hai của hacker Trung Quốc nhắm vào Mỹ tính từ tháng 7/2006. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết các hacker Đại lục đã phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ của các cơ quan nước ngoài tại đây.
Năm ngoái, Trung tâm Hợp tác An ninh hạ tầng quốc gia Anh quốc (NISCC) cũng cho biết các hacker Trung Quốc đã tấn công hơn 300 cơ quan chính phủ và tư nhân tại xứ sở sương mù.
Một quan chức giấu tên của DoC cho biết Bộ này quyết định không sử dụng các máy tính đã bị tin tặc Trung Quốc xâm nhập kể cả khi format lại toàn bộ. DoC đã quyết định thay mới toàn bộ máy tính- chứng tỏ cơ quan này tỏ ra quan ngại sâu sắc trước hậu quả tiềm tàng khi các cuộc tấn công quay trở lại bằng những đoạn mã độc hại mà tin tặc cài vào máy tính.
Một trong những kỹ thuật đột nhập đang được tin tặc áp dụng đó là chèn mã độc hại vào bộ nhớ flash BIOS, để khi máy tính bị format lại, chúng vẫn có thể xâm nhập trở lại. Tại hội nghị Black Hat tháng 1/2006, một chuyên gia bảo mật đã trình diễn các kỹ thuật xâm nhập BIOS.
Tháng 5/2006, Quốc hội Mỹ đã chì trích Bộ Ngoại giao nước này về kế hoạch sử dụng các máy tính do Trung Quốc sản xuất tại những khu vực đòi hỏi an ninh cao. Quốc hội Mỹ lo ngại rằng các máy tính này có thể đã bị cài sẵn spyware từ trước.
Theo vnmedia