Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/10/2009
Từ giải Nobel ngẫm về kinh tế tri thức

Các nhà khoa học tại lễ trao giải Nobel.

Mùa công bố giải Nobel đã đến. Những nghiên cứu của Charles K. Kao từ 1966 về truyền ánh sáng trong sợi quang học (đường truyền dẫn chính của viễn thông và Internet hiện nay); những nghiên cứu của Willar S. Boye và George E. Smith năm 1969 về mạch CCD (bộ phận chính của camera máy ảnh trong hàng triệu điện thoại di động và máy ảnh số ngày nay) đã mang lại cho họ giải Nobel vật lý năm 2009.

Hàng triệu người dùng Internet và hàng chục triệu người dùng điện thoại ở Việt Nam có được dịch vụ ngày nay một phần là nhờ ý tưởng truyền ánh sáng qua ống dẫn sóng và công lao của Kao. Ánh sáng nhìn thấy là sóng điện từ có bước sóng vào khoảng từ 400 đến 700 nanô mét (nm). Sóng điện từ với bước sóng cỡ mm đến vài chục cm được truyền dẫn qua các ống dẫn sóng từ lâu. Lính Radar không lạ gì chuyện này. 

Ý tưởng truyền ánh sáng qua ống dẫn sóng cũng không mới. Ôậng dẫn ánh sáng có thể là một ống (sợi) điện môi. Nhiều thí nghiệm làm ống dẫn ánh sáng bị thất bại do tổn hao quá lớn. Công lớn của Kao là ông đã chỉ ra nguyên nhân của sự tổn hao chủ yếu là do tạp chất trong sợi dẫn ánh sáng gây ra.

Ông tiên đoán: với sợi dẫn tinh khiết có thể đạt mức tổn hao dưới 20 dB/km (tổn hao 3dB tương đương với suy giảm cường độ một nửa). Hiện tại cáp quang có độ tổn hao cỡ 0,2 dB/km (tức là tín hiệu giảm cường độ một nửa sau khi đi qua quãng đường 15km); tín hiệu vẫn có thể khôi phục khi bị tổn hao vài chục dB, như thế với độ dài cáp cỡ trăm kilômét mới cần đến thiết bị lặp lại. Không có cáp quang hiện đại và rẻ thì không có mạng viễn thông và Internet như ngày nay.

YÁ tưởng số hoá ảnh và chụp ảnh số cũng không phải mới. CCD là một mạch bán dẫn biến ánh sáng thành các điện tích được lưu lại trong các tụ điện bán dẫn và các mạch phụ cận để đọc các điện tích đó. Đấy là ý tưởng chính của Boye và Smith vào năm 1969, ý tưởng đã khiến các ông cùng được chia ẵ giải Nobel với Kao. Năm năm sau công trình của họ, năm 1974 thiết bị CCD đầu tiên có độ phân giải 100x100 (một ngàn pixel).

Ngày nay các camera trong điện thoại di động bình thường cũng vào cỡ 3,1 megapixel (gồm 2048ì1536 cảm biến, tức là hơn cỡ 20x15 = 300 lần so với 1974). Camera CCD không chỉ thông dụng trong hàng trăm triệu điện thoại di động và máy ảnh số mà cũng rất quan trọng trong các camera thiên văn học cỡ lớn và nghiên cứu vũ trụ.

Khoảng mươi năm trước ở Việt Nam đã rộ lên mốt nói về kinh tế tri thức. Trong bàn luận  chiến lược phát triển mới của nước ta, nhiều học giả tiếp tục đặt vấn đề phát triển kinh tế tri thức. Liệu hiện nay Việt Nam có khả năng phát triển kinh tế tri thức? Xem xét kỹ một chút có thể thấy câu trả lời là rất khó! Loại bỏ các trở ngại có thể biến cái rất khó thành khả thi.

Qua sự kiện giải Nobel vật lý năm nay, hãy xem vì sao lại có câu trả lời đáng buồn nêu trên cho sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

Nền kinh tế dựa vào sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng hoá là đồ vật. Dịch vụ, như cắt tóc, giao thông, viễn thông..., cũng gắn với đồ vật hay vật thể (tóc, người và hàng hoá, âm thanh và hình ảnh...). 

Ý tưởng là cái do đầu óc con người nghĩ ra. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào các ý tưởng. Sự phân biệt này đôi khi thấy khó hiểu: các máy điện thoại di động và máy ảnh số là các vật, là hàng hoá thể hiện các ý tưởng (trong đó có ý tưởng của mấy vị được giải Nobel nói trên); việc sản xuất, tiêu thụ chúng do thị trường điều tiết.

Cốt lõi của cơ chế thị trường là quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tự do định giá. Thế nhưng nếu cho rằng các ý tưởng cũng phải để cho thị trường điều tiết thì là một sai lầm lớn. Việc tạo ra và lưu thông các ý tưởng tuân theo các cơ chế khác. Hiểu được cơ chế này và mối tương tác giữa nó với thị trường chính là bí quyết cho sự thành công của nền kinh tế tri thức, của sự phát triển bền vững.

Các ý tưởng chỉ nảy sinh và lan truyền trong môi trường tự do cá nhân được đảm bảo, nơi quyền sở hữu trí tuệ khác xa quyền sở hữu đồ vật, nơi giá thị trường không hoạt động như đối với hàng hoá và dịch vụ thông thường. Lĩnh vực khoa học và lĩnh vực thị trường là hai lĩnh vực khác biệt nhau; cần các thể chế (tổ chức và các quy ước, quy tắc) hữu hiệu để cho các lĩnh vực này hoạt động và tương tác với nhau. Đấy là sự phân biệt cốt yếu.

Quyền sở hữu tư nhân, quyền tự định giá, các quy ước và quy tắc hay luật lệ về lập doanh nghiệp, về cạnh tranh, buôn bán, trao đổi, thanh toán..., và về giải quyết tranh chấp là các yếu tố căn bản của thị trường.

Trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu cần các cơ chế khác, tuy cơ chế thị trường cũng có tác dụng nhất định. Có luật lệ, các quy ước và có các tổ chức (trường học, viện nghiên cứu) thích hợp thì lĩnh vực này mới phát triển. Thị trường hoá chúng, thí dụ "xã hội hoá" bằng cách giảm bớt vai trò của Nhà nước trong hoạt động khoa học, có thể dẫn đến tai hoạ (lưu ý rằng cả 2 phát minh mang lại giải Nobel này đều từ khu vực doanh nghiệp, nên càng có thể khiến cho sự ngộ nhận về thị trường hoá thêm trầm trọng).

Như vậy muốn có phát triển bền vững, muốn có nền kinh tế tri thức thì cần tạo ra môi trường nơi tự do cá nhân được tôn trọng, có các thể chế để cho các lĩnh vực thị trường hoạt động suôn sẻ theo cơ chế thị trường; để cho các tổ chức nghiên cứu và đào tạo hoạt động hữu hiệu (không phải theo cơ chế thị trường); để cho các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong hai lĩnh vực này tương tác hiệu quả với nhau.

Nhìn thế, thì thấy triển vọng kinh tế tri thức ở nước ta là khá mờ mịt. Song thay đổi tư duy và mạnh dạn đổi mới (dễ nhất là thâu nạp các ý tưởng mới đối với ta nhưng có thể đã cũ đối với nhân loại) có thể biến cái mờ mịt ấy thành triển vọng sáng sủa.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0