Thứ bảy, 30/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/10/2009
Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng băng rộng

Mặc dù được đánh giá là có tiến bộ nhất về chất lượng băng rộng trong số các nước đang phát triển, nhưng Việt Nam vẫn ở top cuối bảng xếp hạng băng rộng toàn cầu.

Những nước xếp hạng cao về băng rộng đều có băng rộng trong
nghị trình quốc gia. Ảnh minh họa

 

Hôm qua, trường Kinh doanh Said, Đại học Oxford (Anh) đã công bố Nghiên cứu Chất lượng băng rộng 2009 do Cisco Systems tài trợ. Các kết quả của nghiên cứu thường niên lần thứ hai trên phạm vi toàn cầu về kết nối băng rộng đã tiết lộ 62 trong tổng số 66 quốc gia, vùng lãnh thổ đã có sự cải thiện về chất lượng các dịch vụ băng rộng tiêu dùng so với năm 2008. Tuy nhiên, số liệu mới của nghiên cứu này nhấn mạnh khoảng cách chất lượng kỹ thuật số giãn ra giữa đô thị và nông thôn; và lần đầu tiên có sự so sánh về chất lượng các dịch vụ băng rộng cố định và di động.

Theo Nghiên cứu, tốc độ tải về dữ liệu trung bình toàn cầu tăng 495% lên đến 4,75 Megabits/giây (Mbps). Tốc độ tải lên dữ liệu trung bình tăng 69% lên 1,3 Mbps. Độ trễ trung bình toàn cầu giảm 21%, còn 170 phần nghìn giây (millisecond).

Trong số các nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam và Qatar, Kenya… có tiến bộ nhất về chất lượng băng rộng so với năm trước.

Theo kết quả nghiên cứu công bố, điểm chất lượng băng rộng (BQS) 2009 của Việt Nam là 21 (cao nhất là 66), xếp hạng 58 trong bảng Lãnh đạo băng rộng toàn cầu. So với xếp hạng điểm BQS năm 2008, Việt Nam tăng được 2 bậc, xếp thứ 6 từ dưới lên nhưng thuộc nhóm dưới ngưỡng các ứng dụng ngày nay. Hai thành phố của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM cũng trong danh sách các thành phố có điểm BQS dưới ngưỡng đáp ứng các ứng dụng hiện thời.

Các ứng dụng tiêu biểu hiện nay gồm có duyệt web, mạng xã hội, tải nhạc, chat video, xem video trên net (streaming), truyền hình Internet và các ứng dụng văn phòng tại gia hạng doanh nghiệp.

Các ứng dụng tương lai gồm truyền thông trực tuyến, y tế và giáo dục trực tuyến cho người tiêu dùng, chia sẻ và xem video chất lượng cao, truyền hình Internet độ nét cao, truyền trực tiếp các sự kiện với chất lượng như điện ảnh và tự động hóa căn hộ ở mức cao cấp.

 

Chụp màn hình bìa Nghiên cứu Chất lượng băng rộng 2009

Sử dụng hơn 24 triệu báo cáo từ các cuộc kiểm tra tốc độ băng rộng thực được người dùng trên toàn thế giới tiến hành trong tháng 5/08 và từ tháng 5-7/09 qua www.speedtest.net, nhóm nghiên cứu đã tính toán thống kê trung bình các thông số quyết định chất lượng kết nối băng rộng của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Các thông số được nhóm thành ba nhóm chính: tốc độ tải lên, tải xuống và độ trễ (thời gian tải một gói dữ liệu từ nguồn cho đến điểm đến). Điểm chất lượng băng rộng (BQS) dành cho mỗi nước, vùng lãnh thổ được tính toán dựa trên công thức đánh giá theo yêu cầu chất lượng của một bộ các ứng dụng phổ biến hiện nay và trong tương lai.

Năm nay, Hàn Quốc đứng đầu trong bảng xếp hạng băng rộng. Hàn Quốc đã giành được vị trí hàng đầu của Nhật Bản năm ngoái về chất lượng băng rộng với 72% cải thiện về điểm chất lượng băng rộng (BQS). Cộng với tỷ lệ thâm nhập băng rộng (97%), Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản về xếp hạng Lãnh đạo băng rộng toàn cầu (Broadband Leadership).

Song Nhật Bản có các thành phố có điểm BQS cao nhất trên thế giới với Yokohama và Nagoya dẫn đầu xếp hạng BQS và thành phố Sapporo ở sau đó cũng không xa.

Thụy Điển có điểm băng rộng cao nhất châu Âu. Có 39 quốc gia, vùng lãnh thổ có điểm BQS vượt ngưỡng yêu cầu về chất lượng đáp ứng các ứng dụng web phổ biến ngày nay.

9 nước gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Lithuania, Bulgaria, Latvia, Hà Lan, Đan Mạch và Romania có chất lượng băng rộng đáp ứng nhu cầu các ứng dụng web tương lai.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng băng rộng liên quan đến các lợi ích kinh tế và xã hội và các nước có chất lượng dịch vụ băng rộng cao đều có băng rộng trong nghị trình quốc gia.

Theo www.ictnews.vn 

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0