Thứ tư, 31/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/10/2009
Toạ đàm “Olympic - ACM/ICPC và vị trí của sinh viên CNTT Việt Nam trong các kỳ thi kỹ năng và sáng tạo trong nước và quốc tế”

(VAIP 1/10/2009) Trong khuôn khổ OLP’09 và Kỳ thi ACM/ICPC sắp diễn ra tại ĐẠi học Nha Trang từ 7-9/10/2009 sẽ tổ chức buổi toạ đàm “Olympic - ACM/ICPC và vị trí của sinh viên CNTT Việt Nam trong các kỳ thi kỹ năng và sáng tạo trong nước và quốc tế” với các giảng viên các trường đại học và cao đẳng và các chuyên gia.

Từ năm 1992, Olympic Tin học Sinh viên Toàn quốc (OLP) đã khuyến khích phong trào học tập, rèn luyện, nghiên cứu sáng tạo CNTT-TT của sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng.  OLP là hoạt động phong trào đã có tác dụng rất to lớn và thiết thực đối với sinh viên cũng như sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT của nước nhà. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp tham gia và chỉ đạo cuộc thi đã khẳng định vị thế của sự kiện quan trọng này. Với kết quả và hiệu quả đạt được qua 17 kỳ thi, OLP được đánh giá là sự kiện không thể thiếu của ngành giáo dục đào tạo trong sự nghiệp phát triển  CNTT-TT Việt Nam. Từ 2004, đổi tên thành Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam, mở thêm giải Siêu Cúp dành cho sinh viên đã đoạt giải quốc gia, quốc tế về Tin học và đoạt từ giải ba trở lên trong các kỳ OLP trước; Tổ chức thêm giải Micromouse – lập trình robot tìm đường tự động Micromouse và  nội dung thi Phần mềm nguồn mở được bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.Quy mô tổ chức mỗi năm một phát triển, số lượng các trường Đại học, Cao đẳng tham dự ngày càng đông năm 1992 có 07 trường từ năm 2003 đến nay lên tới trên 80 trường và các đội tuyển Quốc tế tham dự, đối tượng và nội dung cuộc thi ngày càng phong phú và phù hợp với quá trình phát triển CNTT-TT hướng vào các định hướng đào tạo nguồn lực CNTT-TT ngày nay là “ Trí tuệ - Kỹ năng hoàn thiện – Làm việc tập thể - Ngoại ngữ tiếng Anh” theo xu hướng công nghệ mới với tiêu chuẩn quốc tế. Cuộc thi đã thực sự trở thành phong trào thi đua học tập và lôi cuốn quá trình tự học, tự nghiên cứu tin học, CNTT-TT trong sinh viên cả nước; Cuộc thi đã mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, là sân chơi thiết thực và hiệu quả đối với sinh viên. Là sân chơi trí tuệ và tập thể lớn nhất cho sinh viên CNTT-TT trong xu thế hội nhập quốc tế.

Những hình ảnh trong lễ trao giải OLP năm 2004

 Kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC lần thứ 33 năm 2008 trên toàn thế giới đã có tới 6700 đội tuyển đến từ gần 1821 trường đại học tranh tài tại 213 điểm thi tại các nước khác nhau. 100 đội tuyển từ vòng loại dự ACM/ICPC World Finals  tổ chức từ 18-21/4/2009 tại Stockhom - Thuỵ Điển. Được sự bảo trợ của Hiệp hội máy tính (ACM), kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC (International Collegiate Programming Contest) được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1970, đến nay đã thu hút được hàng chục ngàn sinh viên xuất sắc nhất của các khoa trong lĩnh vực máy tính từ hệ thống Đại học toàn cầu. Cuộc thi có mục đích nhằm phát triển sự sáng tạo, làm việc nhóm và sự đổi mới trong cách xây dựng các chương trình phần mềm mới và cho phép sinh viên kiểm tra năng lực thực hiện của họ dưới một áp lực thời gian rất cao. Đây là kì thi lập trình lâu đời nhất, lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới.
Từ năm 2005, 3 đội đứng đầu khối Tập thể “lều chõng” OLP’05 tham dự vòng loại kỳ thi lập trình thế giới ACM/ICPC khu vực, Đội BK-Eagle (ĐHBK Tp HCM) đã cùng 83 đội từ 6 Châu lục vượt qua vòng loại lần đầu tiên đưa Việt Nam tham dự Chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2006 tại Hoa kỳ. Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức thành công kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC khu vực châu Á, điểm thi thứ 12 tại Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, từ 24-25 tháng 11 năm 2006.
Tính từ năm 2005 đến nay Việt Nam luôn có mặt trong Chung kết ACM/ICPC toàn cầu  đó là Chung kết  tại San Antonio Hoa Kỳ (2006), Tokyo Nhật Bản (2007), Aberta Canada (2008), Stockhom Thuỵ điển (2009). Thành tich cao nhất là Đội tuyển Chicken - Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Tokyo Nhật Bản với thứ hạng 44/88 năm 2007.
Năm 2009, Kỳ thi lập trình sinh viên Quốc tế ACM/ICPC Việt Nam sẽ tiếp tục được tổ chức cùng  Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam tại Đại học Nha Trang từ 07-09/10/2009. Năm 2009 Hội Tin học Việt Nam đã đăng ký Đại học Nha trang là điểm thi quốc gia của Việt Nam vòng loại Khu vực Châu Á kỳ thi ACM/ICPC. Sau kỳ thi Quốc gia, Việt Nam sẽ cử 10 đội tuyển xuất sắc nhất tham dự vòng loại ACM/ICPC Phuket-Thailand dự kiến tổ chức vào ngày 4/11/2009.
Lọt vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu là vinh dự cho tuổi trẻ tài năng CNTT-TT khi có mặt thi đấu giành thứ hạng đẳng cấp quốc tế trong top 100 đại học đào tạo CNTT-TT có uy tín nhất toàn cầu. Việt Nam đã và đang phấn đấu để hang năm chúng ta có ít nhất một đội tuyển lọt vào Chung kết toàn cầu ACM/ICP. Chung kết ACM/ICPC toàn cầu năm 2010 sẽ tổ chức tại Harbin, Trung Quốc vào tháng 4.
Kỳ thi online Topcoder cũng được giới trẻ CNTT Việt Nam trong nước và đang du học nước ngoài  hưởng ứng, hiện nay trong bảng xếp hạng của Topcoder Việt Nam đang có vị trí 20 và bạn Việt Nam có thứ hạng cao nhất trong Top 100 toàn cầu. Không những thế sinh viên Việt Nam còn tích cực tham gia trong các cuộc đua tài trực tuyến như Google Code Jam, thi lập trình trong Giải Imagine CUP v.v. và cũng có các kết quả đáng khích lệ
.

Kỳ thi online Topcoder

Xếp hạng của Việt Nam tại Google Code Jam

Đó là các kỳ thi kỹ năng CNTT với nền tảng giải thuật và lập trình. Sinh viên Việt Nam còn tích cực tham gia các cuộc thi sáng tạo CNTT-TT với các giải trong nước và Quốc tế. Sing viên Việt Nam cũng đã 2 lần góp sản phẩm sáng tạo tại Chung kết Imagine toàn cầu năm 2008, 2009. Tại các giải Trí tuệ Việt Nam, Nhân tài Đất Việt sinh viên Việt Nam cũng không ít lần lên bục vinh quang, giải Nhất duy nhất Nhân tài Đất Việt 2008 được trao cho cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh Phạm Hưu Ngôn – là sinh viên đã tham dự Chung kết toàn cầu ACM/ICPC năm 2006 tại Hoa Kỳ.
Toạ đàm “Olympic - ACM/ICPC và vị trí của sinh viên CNTT Việt Nam trong các kỳ thi kỹ năng và sáng tạo trong nước và quốc tế”

với các giảng viên các trường đại học và cao đẳng và các chuyên gia là dịp để nhìn nhận rõ nét hơn các cuộc đua tài năng trí uệ - tuổi trẻ của sinh viên gắn liền với sự nghiệp đào tạo nguồn lực CNTT tại Việt Nam.
 

Thứ năm: 8/10 -  Toạ đàm tại Hội trường 01  - Đại học Nha Trang

08h00 - 08h15

Đăng ký đại biểu

08h15 - 08h20

Giới thiệu đại biểu và khách mời

08h20-08h35

Khai mạc của Chủ tịch Hội đồng giám khảo OLP’09 và ACM/ICPC Việt Nam

PGS.TS. Hồ Sỹ Đàm

08h35 - 09h00

Tham luận “Olympic - ACM/ICPC và vị trí của sinh viên CNTT Việt nam trong các kỳ thi kỹ năng  và sáng tạo trong nước và quốc tế”

Giới thiệu hiện trạng sinh viên Việt Nam với các kỳ thi quốc tế: ACM/ICPC, IOI, Top Coder, Google Code Jam, Imagine Cup, Summer of Code và các kỳ thi kỹ năng - sáng tạo  trong nước: OLP, Tin học trẻ, VNOI, Nhân tài đất Việt, Mùa hè sáng tạo, .... 

Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam

09h00 - 09h15

Báo cáo mời  Chia sẻ thông tin về  việc tổ chức cuộc thi Imagine Cup và chương trình MSDN AA của Microsoft

Lê Thanh Hải, Senior academic Technology Advisor ,  Microsoft Vietnam

09h15 - 09h30

Giải lao

09h30 - 10h15

Tọa đàm thảo luận giữa các trường và các thầy cô cùng các chuyên gia

Tham luận của các trường đào tạo chuyên ngành CNTT về các kỳ thi kỹ năng và sáng tạo CNTT đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn lực. 

Chủ trì: PGS.TS. Hồ Sỹ Đàm

10h30 - 11h15

Tọa đàm thảo luận về cải tiến các Khối thi Olympic

Chủ trì: PGS.TS. Hồ Sỹ Đàm, TTK Nguyễn Long

11h45 – 12h45

BTC và trường Đại học Nha Trang mời các đại biểu cơm trưa

 Tin VAIP

 

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0