Thứ sáu, 22/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/09/2009
Câu chuyện bền vững của thị trường viễn thông

Việc ra quyết định hạn chế khuyến mãi ở mức 50% giá trị thẻ trong ngày cuối tuần qua của Bộ Công Thương tạo nên một động thái mới, giúp DN "nhẹ gánh" và không còn trăn trở với bài toán khuyến mãi sao cho hấp dẫn mà vẫn giữ được chân thuê bao.

Ngày 24/9, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương có văn bản yêu cầu các DN viễn thông không được khuyến mại vượt quá 50% giá trị thẻ trả trước. Sự kiện này tạo nên những phản ứng trái chiều từ cả phía DN lẫn người tiêu dùng bởi lẽ, nó không chỉ là quyền lợi đối với DN và người dùng mà còn vấn đề phát triển viễn thông.

Mô tả ảnh.

(Ảnh: VNN)



Khuyến mãi nhiều, thuê bao chả được bao nhiêu

Thực tế cho thấy, suốt 3 năm qua, cuộc chạy đua giữa 3 đại gia GSM Viettel, Mobifone và Vinaphone tạo nên một bước "đại nhảy vọt" cho phát triển thuê bao cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong giá cước. Người tiêu dùng đã được hưởng những lợi ích lớn chưa từng có, nhất là đối tượng thuộc nhóm thuê bao trả trước, thuê bao mới. Tính đến ngày hôm nay, giá cước viễn thông di động của Việt Nam đã ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Thái Lan. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng bởi lẽ nền công nghiệp viễn thông nước ta mới chỉ là non trẻ, nhưng đã đạt được tầm phát triển ngang bằng và có xu hướng theo kịp các quốc gia mạnh về CNTT - viễn thông trong khu vực.

Với mức khuyến mãi cao điểm lên tới 120% giá trị thẻ, là hình thức kích cầu khá phổ biến của các DN bằng cách "tặng" thẳng vào tài khoản thẻ trả trước. Cách thức khuyến mãi này tạo nên những cơn sốt "cào gãy móng" thẻ khuyến mãi và thay SIM mỏi tay với những người dùng mới.

Tuy nhiên, mặt trái của sự tăng trưởng đột biến này là việc các nhà mạng ganh đua khuyến mãi, so kè từng tỷ lệ tặng trong mỗi đợt phát triển thuê bao. Điều này dẫn tới việc, cước giảm chưa thấy đâu mà chỉ thấy thuê bao ảo tăng vèo vèo, và thuê bao rời mạng như tụt xuống dốc không phanh. Đó là còn chưa kể tới việc không thể kiểm soát được việc đăng ký SIM trả trước dẫn tới gần đây, nhà mạng ra tay thanh trừng hàng loạt đại lý, số SIM đăng ký sai.

Theo một nghiên cứu mới đây trong Hội nghị Phát triển viễn thông, tổ chức Frost & Sullivan đã chỉ ra rằng, Việt Nam có hơn 90 triệu thuê bao nhưng có tới 1/2 con số này là lượng thuê bao ảo ăn theo khuyến mãi và thuê bao ngưng hoạt động. Đây là những con số giật mình bởi sự phát triển viễn thông của cả một quốc gia phải dựa vào tính bền vững của mọi thành phần cấu thành từ DN cho tới người sử dụng. Việc phát triển ồ ạt như thời gian vừa qua vừa thiếu tính bền vững, mặt khác tạo một tiền đề xấu cho việc phát triển thuê bao di động. Người dùng chỉ quan tâm đến "tặng tiền, giảm cước", để rồi từ trả sau "nhảy mạng" sang trả trước để được hưởng khuyến mãi, tạo nên một sự hỗn loạn trong việc phát triển thuê bao bền vững.

Thêm vào đó, sự ganh đua giảm cước thông qua nạp thẻ về tổng thể chung chỉ đem lại lợi ích tức thì cho các "đại gia", với số lượng thuê bao cũ đã tương đối ổn định cũng như đã có hạ tầng mạnh. Còn về phía các nhà mạng mới, đây lại là những đòn "chí tử", khiến cho việc cạnh tranh tạo đà phát triển chung càng thêm mờ mịt.

Với những nhà mạng dùng chung hạ tầng (MVNO), sự cạnh tranh này lại càng khiến họ trở nên khó khăn hơn vì đây là những mạng ra đời nhằm vào những đối tượng khách hàng đặc trưng, và phải là thuê bao bền vững. Điều đáng chú ý, ở các nước phát triển, nhà mạng MVNO là những đơn vị tạo sự đa dạng và tối ưu hóa cho công nghiệp viễn thông, góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của cả một quốc gia.

Thuê bao buồn, nhà mạng vui

Bộ Công Thương ra quyết định hạn chế khuyến mãi có lẽ đã được các nhà mạng đón chờ từ rất lâu. Đã không ít lần các DN đã phải "nhờ" tới Bộ TT&TT để can thiệp về việc "chạy đua vũ trang" bằng nạp thẻ. Nhưng, cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề này là Bộ Công Thương thì vẫn "án binh bất động" cho tới ngày 24/9 vừa qua.

Việc ra quyết định hạn chế khuyến mãi ở mức 50% giá trị thẻ trong ngày cuối tuần qua của cơ quan này tạo nên một động thái mới, giúp DN "nhẹ gánh" và không còn trăn trở với bài toán khuyến mại sao cho hấp dẫn mà giữ được chân thuê bao. Sự thực là, dù có khuyến mại lớn đến mấy thì lượng thuê bao ảo, thuê bao rời mạng vẫn là thực trạng phổ biến ở nước ta. Đã có lúc, Viettel Telecom đã phải chấp nhận tỷ lệ 7 ăn 1, tức là 7 SIM "rác" mới được 1 thuê bao dài hạn.

Về phía người tiêu dùng, sau khi tiếp nhận thông tin lại có những phản ứng trái chiều. Một thăm dò cuối tuần cho thấy, số lượng người đồng thuận với quyết định này không nhiều. Lý do vẫn nằm ở chỗ, tâm lý người dùng đã quen với những hình thức "siêu khuyến mãi", và coi đây là hình thức giảm cước hợp lý.

Trước một thực tế nền viễn thông nước ta là một nền viễn thông non trẻ, với những người dùng mới, thì phản ứng đó âu cũng là hợp lẽ. Lý giải cho phản ứng này cũng có nhiều cách nhưng tựu trung là đều nằm ở thu nhập của người dân còn hạn chế. Mức sử dụng viễn thông trung bình (ARPU) theo một báo cáo gần đây là khoảng 120 ngàn/tháng/người (6,82 USD). Do đó, nếu chia con số này theo cách tính cước của thuê bao trả sau, mức thấp nhất 900 đồng/phút với 50 ngàn đồng phí thuê bao thì người dùng chỉ còn 77 phút gọi, hoặc tương đương với 280 tin nhắn SMS, tức là mỗi ngày người dùng có hơn 2 phút thoại hoặc 9 tin nhắn. Đối chiếu với thống kê cho thấy, mức sử dụng này là quá thấp so với nhu cầu thực tế của người Việt Nam, nhất là đối tượng khách hàng trẻ. Do đó, việc lựa chọn "SIM rác, số ảo" để thay liên tục, và thẻ cào trả trước đang là thực tế diễn ra từng ngày, từng giờ của viễn thông Việt Nam.

Cần thay đổi tư duy

Đã đến lúc ta cần nghĩ dài hơi vì một sự phát triển chung của cả một nền công nghiệp có tính ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế như viễn thông. Nhìn bài học từ các nước trong khu vực, ta có thể thấy, số lượng thuê bao ảo rất ít và số lượng thuê bao trả trước cũng chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 1/8) so với thuê bao trả sau. Tại Singapore hay Hồng Kông, số lượng các SIM rời mạng đa phần nằm ở các khách du lịch, đối tượng công tác ngắn hạn, mua thẻ trả trước nhằm mục đích gọi phục vụ công việc, không có nhu cầu sử dụng dài hạn. Còn về bản chất, các thuê bao bền vững vẫn được phát triển đều, tăng trưởng có thể chậm nhưng ổn định và có doanh thu ổn định.

Thử nhìn vào thực tế iPhone của Apple để nhận thấy rằng, "Quả táo" đi tới đâu cũng kèm một hợp đồng trả sau dài hạn, ký kết với nhà mạng trong khu vực. Điều này không những có lợi cho DN trong việc phát triển mạng, mà về phía người tiêu dùng, họ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi đa dạng (dùng điện thoại miễn phí, truy cập mạng không dây tốc độ cao cước rẻ hơn...). Các thuê bao bền vững vẫn được phát triển đều, tăng trưởng có thể chậm nhưng ổn định việc phát triển mạng, mà về phía người tiêu dùng, họ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi đa dạng (dùng điện thoại miễn phí, truy cập mạng không dây tốc độ cao cước rẻ hơn...).

Với hơn 90 triệu thuê bao trên tổng số hơn 80 triệu dân, chúng ta đã ở mức bão hòa về phát triển thuê bao di động. Các nhà mạng mới không thể cứ khuyến mãi liên tục để thu hút thuê bao nhỏ lẻ, và các nhà mạng cũ cũng khó có thể phát triển nếu trông chờ vào tỷ lệ "7 ăn 1" như thời gian vừa qua. Cách làm như vậy chỉ tạo sự cạnh tranh không cần thiết, gây nên những tranh cãi, bức xúc giữa các khối DN và về mặt bằng chung không đem lại lợi nhuận lâu dài.

Là một quốc gia đang thuộc top đầu trong lĩnh vực phát triển viễn thông - CNTT, đây sẽ là khởi đầu cho một chuỗi tác động nắn dòng của công nghiệp viễn thông Việt Nam năm 2009. Viễn thông Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của sự đổi mới diện mạo. Những cơ hội mới đang mở ra như 3G, mạng điện thoại chung hạ tầng. Việc thắt chặt dần các hình thức đăng ký thông tin trả trước cũng là một động thái hạn chế việc thuê bao ảo phát sinh, hướng người dùng tới một xu thế chung mang tính bền vững.

Đây có thể sẽ là bước thay đổi chiến lược cho trào lưu bùng nổ 3G vào năm 2010. Bởi lẽ, chúng ta trước đây chỉ có thể dùng tài khoản khuyến mãi vào cước nhắn tin, thoại, không được truy cập dịch vụ gia tăng. 3G là xu hướng mới của thông tin, giải trí giá trị gia tăng. Việc định hướng người sử dụng sẽ quyết định sự thành công của cả một nền tảng phát triển, cũng như tạo đà cho những bước đi tiếp theo của thời đại mới.

Thêm vào đó, khi đối tượng khách hàng đã làm nền tảng bền vững, việc các nhà mạng chăm sóc kỹ lưỡng hơn, quan tâm hơn là điều tất yếu và có lẽ lúc đó những hậu mãi sẽ còn có giá trị hơn với việc khuyến mãi tài khoản như hiện nay. Việc các MVNO tham gia tới đây cũng là một hình thức làm mới thị trường bằng những gói cước mới dành cho khách hàng trả sau. Tương lai của viễn thông là đôi bên cùng có lợi, cả người dùng lẫn DN. Cách nghĩ cục bộ, nhỏ nhặt ở những con số "% thẻ cào, tiền khuyến mãi" sẽ là rào cản lớn cho sự phát triển chung, và nền viễn thông Việt Nam muốn phát triển ngang tầm thì phải cùng nhìn về một hướng
.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0