Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/09/2009
Ứng dụng CNTT: Xử lý vấn đề nhận thức

Phỏng vấn CIO tiêu biểu Đông Dương, người góp phần thực hiện thành công dự án một cửa liên thông tại Long An.

Lọt vào top 10 CIO tiêu biểu năm 2009 sau 5 năm ở cương vị là Giám đốc Sở TT&TT Long An, ông Lê Văn Bích đã dần đưa việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước ở địa phương này từ “không đến có”. Báo BĐVN đã có cuộc trao đổi về con đường gập ghềnh mà ông đi qua để xây dựng nền hành chính điện tử ở Long An.

Là người ngoại đạo nhưng giờ đây ông lại được trao thưởng CIO, vậy cơ duyên nào đã đưa ông đến với CNTT?

Tôi học chuyên ngành toán, trước khi nhận nhiệm vụ là Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông (nay là Sở TT&TT) tôi làm việc ở Sở Kế hoạch và Đầu tư, một lĩnh vực ít liên quan đến CNTT. Có thể nói, tôi là người “ngoại đạo” về CNTT. Thực ra về lĩnh vực CNTT, Long An cũng chưa làm được gì nhiều, mới chỉ triển khai thành công Dự án ứng dụng CNTT thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan nhà nước và “dự án một cửa” này đã giúp tôi được đề cử trao giải CIO.

Làm việc ở một tỉnh không có thế mạnh về CNTT, hẳn sự khởi đầu của ông cũng nhiều gian truân?

Có thể nói, dự án này tôi khởi động từ con số 0. Vào tháng 9/2005, Sở BC-VT Long An được thành lập và các cơ quan nhà nước đang triển khai ứng dụng CNTT theo Đề án 112 do Văn phòng UBND tỉnh triển khai và hầu như không có ứng dụng gì. Nhận nhiệm vụ nhưng Sở BC-VT còn lúng túng vì không biết làm việc gì. Riêng tôi nghĩ rằng muốn làm CNTT phải bắt đầu từ chủ trương, tôi tìm hiểu và thấy Bộ Chính trị có Chỉ thị 58.

 

10.jpg
Ông Lê Văn Bích. Ảnh Thanh Hải.

Để khởi động cho hoạt động của Sở, tôi xin với Thường vụ Tỉnh ủy cho tổ chức sơ kết Chỉ thị 58 mặc dù ở Long An lúc đó chưa triển khai gì nhưng vẫn làm sơ kết. Qua cuộc sơ kết này các cơ quan nhà nước trong tỉnh, các huyện về dự mới biết Chỉ thị 58 và rút được một số kinh nghiệm và dựa trên cơ sở đó Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị triển khai Chỉ thị 58. Tiếp đó, Sở BC-VT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58, đề ra một số nhiệm vụ cụ thể thực hiện tới năm 2010.

Thực hiện Đề án 112, Sở BC-VT đã cùng với UBND thị xã Tân An triển khai thí điểm mô hình Tin học hóa cơ quan hành chính nhà nước. Mô hình thí điểm này triển khai các dịch vụ công một cửa gói gọn trong thị xã và tôi thấy mô hình đạt được kết quả. Tiếp đó, tôi đi tham quan ở TPHCM, ở đây họ làm ứng dụng CNTT rất tốt. Qua các kinh nghiệm này, tôi tham mưu cho UBND tỉnh lập Dự án và được phê duyệt. Đến nay, tôi đã triển khai dự án tại 5 huyện, còn 8 huyện sẽ làm xong trong năm 2009. Dự án bước đầu mang lại một số tiện ích cho người dân.

Cổng thông tin một cửa hành chính (motcuaictlongan.vn) là nơi mà người dân có thể truy cập mọi thông tin về hồ sơ đang được giải quyết. Cổng thông tin này cũng cho phép lãnh đạo có thể đánh giá được hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức thông qua tiến độ giải quyết hồ sơ hành chính.

Làm dự án liên thông với các ban ngành rất cần có sự phối hợp, vậy ông đã giải quyết những vấn đề đó thế nào?

Cái khó nhất là giải quyết vấn đề nhận thức. Tôi đề xuất tổ chức sơ kết Chỉ thị 58 là bước đầu tiên nhằm giải quyết khó khăn về nhận thức. Sau khi thị xã Tân An triển khai xong, tôi lại mời các cơ quan tới dự sơ kết, xem thử và thao tác để họ xem, qua đó giúp họ thấy rõ lợi ích của CNTT. Thay đổi nhận thức không thể làm một sớm một chiều mà phải dần dần cho người ta hiểu.

Chúng tôi lập dự án, được tỉnh phê duyệt rồi mới tiến hành lập kế hoạch với từng huyện để thống nhất kế hoạch triển khai. Giai đoạn này cũng rất quan trọng, mỗi chuyến đi đều có tôi hoặc một đồng chí phó giám đốc Sở trực tiếp tới làm việc với các huyện. Vừa làm phải vừa giải thích cho họ hiểu về lợi ích của CNTT.

Khi bắt đầu khởi động dự án, cả ở cấp tỉnh và cấp huyện đều chưa nối mạng Internet, còn trình độ CNTT của cán bộ, công chức rất yếu, thậm chí nhiều cơ quan còn chưa có máy tính nên phải thuyết phục họ học và đào tạo dần dần. Lúc đưa dự án tới từng huyện, chúng tôi đã triển khai đồng bộ các phần việc: mua sắm phần cứng và phần mềm, đào tạo tập huấn, xây dựng dữ liệu. Không được coi nhẹ phần nào, nếu không sẽ khó thành công.

Là người đã theo sát quá trình triển khai Đề án 112 ở cơ sở, khi thực hiện Dự án của mình ông có rút được kinh nghiệm gì từ thất bại của Đề án 112 không?

Bài học lớn nhất mà tôi học được từ Đề án 112 là khi lập kế hoạch về chi phí triển khai phải có một phần đủ để tập huấn và đào tạo. Đề án 112 không có khoản chi phí này nên đã thất bại. Bởi ở các địa phương, hầu hết cán bộ, công chức chưa biết sử dụng máy tính nên nếu chỉ trang bị phần cứng và phần mềm mà không đào tạo cho người sử dụng thì cũng như không.

Chúng tôi coi đào tạo là một trong những việc quan trọng nhất cho nên đã tổ chức tập huấn liên tục, cả những người chưa biết gì về máy tính cũng phải đào tạo để họ sử dụng được các phần mềm.

Ông có thể chia sẻ bài học gì với những cơ quan đang triển khai  ứng dụng CNTT?

Tôi cho rằng: Đầu tư cho CNTT bây giờ là đúng thời điểm bởi vì so với 5 năm trước thì hiện nay cái gì cũng rẻ hơn rất nhiều: mạng rẻ, máy tính rẻ, cước điện thoại, cước Internet cũng rẻ. Tới năm 2010, nếu mạng băng rộng tới được cấp xã thì khi đó có thể triển khai được Dự án một cửa đến tận cấp xã.

Còn nếu chưa có băng rộng mà ai nôn nóng đưa ứng dụng CNTT về xã là chết liền. Dự án mà chúng tôi đang triển khai dự kiến hết khoảng 9,9 tỷ đồng bao gồm cả vốn dự phòng. Tôi cho rằng, đầu tư cho CNTT không hề đắt mà còn được hưởng hiệu quả lâu dài.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0