Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/09/2009
'Triển khai 3G ở đâu, lúc nào mới là điều quan trọng!'

 Bắt đầu lúc 10h sáng nay (20/09/2009), Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng đã đối thoại trực tiếp về Công nghệ 3G và triển vọng tại Việt Nam. Buổi đối thoại được phát sóng trực tiếp trên kênh VTC2, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, bên cạnh đó được thực hiện trực tuyến trên các báo điện tử VTC News, VietNamNet, ICT News, Trang thông tin điện tử của Bộ TT&TT (http://MIC.gov.vn).

Trân trọng mời quý độc giả tham gia đối thoại với Thứ trưởng Lê Nam Thắng. Độc giả có thể vào đây để gửi câu hỏi để tham gia cuộc đối thoại.


Sau đây là tường thuật nội dung buổi đối thoại:

- Khi triển khai công nghệ 3G tại Việt Nam, người dân sẽ được thụ hưởng những lợi ích gì khác biệt so với hiện nay? (Trần Nhật Kiên, trannhatkien77@yahoo.com)

Thứ trưởng thường trực Lê Nam Thắng: Từ trước đến nay ở Việt Nam đã triển khai dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 2, gọi là 2G. Dịch vụ chủ yếu ứng dụng công nghệ 2G hiện nay cũng chủ yếu là dịch vụ điện thoại. Ngoài ra cũng có thêm một vài dịch vụ giá trị gia tăng khác, nhưng cũng chủ yếu là dịch vụ SMS. Trên cơ sở dịch vụ SMS người ta có thể phát triển một vài ứng dụng như là tải nhạc chuông, hình ảnh tĩnh, video clip cũng có nhưng chất lượng không tốt.

Tuy nhiên, khi chuyển sang dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3, gọi là 3G, thì đây là hệ thống dịch vụ thông tin băng rộng. Ngoài những dịch vụ giống thế hệ 2G, thì trên nền tảng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, truyền tải hình ảnh, doanh nghiệp có thể phát triển ứng dụng các dịch vụ khác nhau như: thương mại điện tử, ngân hàng, giải trí, ngân hàng... Ví dụ như truy nhập internet di động, vào các mạng xã hội để tải, những điều mà với dịch 2G thì rất khó khăn. Hay như với dịch vụ ngân hàng: xác thực, chuyển tiền… độ tin cậy, tốc độ nhanh hơn.

Mô tả ảnh.
Thứ trưởng thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đang đối thoại tại trường quay của kênh VTC2. (Ảnh: Quang Minh).

Thứ trưởng thường trực Lê Nam Thắng: Công nghệ luôn phát triển và luôn đi trước, nhưng việc đưa công nghệ vào thị trường để cuộc sống hóa là do bản thân người dân, xã hội đòi hỏi, và 3G cũng không ngoại lệ.

Ở trên thế giới do nhu cầu sử dụng đặc biệt là công nghệ hình ảnh nên việc sử dụng 3G là rất sớm. Từ năm 2002 - 2003 ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đã sử dụng công nghệ này, còn ở Việt Nam thời điểm đó nhu cầu chủ yếu là điện thoại liên lạc, giao lưu tình cảm là chính. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, khi nhu cầu sử dụng dữ liệu hình ảnh đòi hỏi băng thông rộng, chất lượng cao nên việc triển khai 3G tại thời điểm này là phù hợp nhất.

Một lý do nữa là khi mới triển khai thì giá thiết bị mạng lưới, thiết bị đầu cuối của công nghệ này rất đắt, chưa phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam. Và đến đầu những năm 2000 ở VN chỉ mới triển khai thông tin di động 2G. Lúc đó, nếu đầu tư sẽ phải bỏ một số tiền đầu tư tương đối lớn mà hiệu quả không cao. Còn bây giờ, công nghệ sử dụng dữ liệu, hình ảnh đã phát triển, khi mà giá cả các thiết bị, mạng lưới đã rẻ đi rất nhiều và nhất là DN đã được hoàn vốn từ đầu tư công nghệ 2G, thì việc đầu tư vào công nghệ 3G tại thời điểm lúc này là thích hợp nhất.

Lại nói như chuyện đường giao thông, khi đường tốt rồi người ta mới mua ô tô. Tất nhiên đây là quá trình đẩy – kéo. Khi người ta mua ô tô nhiều rồi thì nó lại thúc đẩy quá trình cải thiện hạ tầng giao thông. Tôi giải thích một cách đơn giản như thế về công nghệ 3G.

- Vừa qua, việc một số nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông đã giành được giấy phép cung cấp dịch vụ 3G, điều này được tuyên truyền như một sự kiện lớn của giới viễn thông. Có thể thấy giành được giấy phép 3G là một thành tựu của các nhà cung cấp dịch vụ mạng tại VN. Nhưng ông có thể giải thích tại sao các nhà dịch vụ lại phải quyết liệt đến vậy trong cuộc chạy đua giành được tấm giấy phép này, khi mà chi phí phải bỏ ra là vô cùng đắt đỏ mà nhiều dự báo cho thấy lượng người dùng di động 3G tại VN sẽ chỉ chiếm 4-8%, nghĩa là chưa chắc hiệu quả thu được đã tương xứng? (Nguyễn Văn Tiến, 33 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Như chúng ta đã biết, 3G là sự phát triển tiếp theo của thế hệ 2G. Để dễ hiểu việc triển khai 3G cũng như sự phát triển của TV đen trắng sang TV màu. Dịch vụ 3G không phải chỉ mang lại lợi ích cho nguời dùng mà còn cho cả nền kinh tế. Khi có được 3G thì DN có thêm được băng tần nên chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì đã tận dụng được mạng lõi của 2G, chỉ phải đầu tư thêm phần mạng vô tuyến. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng không phải là đầu tư toàn bộ mà cũng là cải tiến từ hệ thống 2G. Do vậy các doanh nghiệp muốn lấy được giấy phép 3G để phát triển cho doanh nghiệp mình.

- Vừa qua, khi nghe tin VN chuẩn bị có dịch vụ mạng 3G được cung cấp tới cho người dùng, tôi đã rất háo hức chờ đợi. Có thông tin tới giữa tháng 8 sẽ có nhà mạng chính thức triển khai dịch vụ này, nhưng rồi tới thời điểm đó lại chẳng thấy đâu. Và cho tới nay, vẫn chưa có nhà mạng nào triển khai 3G trên thực tế. Có thể giải thích như thế nào về động thái này của các nhà mạng tại Việt Nam: quyết liệt giành cho được giấy phép để rồi “om” giấy phép đó lại mà chưa có hành động triển khai thiết thực? Phải chăng có điều gì đó không bình thường ở đây? (Quang Phương, Nam Định, kỹ sư, đang làm việc ở Hà Nội).

Tôi xin giải thích quy trình thi tuyển cấp phép 3G: Tháng 4, các DN đã trúng tuyển 3G, nhưng để có giấy phép thì DN phải có đặt cọc. Sau khi công bố thắng tuyển (đầu tháng 7) các DN đặt cọc, và vừa qua tháng 8 xem xét hồ sơ Bộ Thông tin và Truyền thông mới chính thức cấp phép.

Các DN vẫn bảo đảm tuân thủ cam kết theo giấy phép được cấp, bắt đầu có hiệu lực từ 15/9,  và các nhà mạng phải cung cấp dịch vụ ra thị trường trong vòng 6 đến 9 tháng. Hy vọng cuối năm nay hoặc sang năm, các DN có thể cung cấp ra thị trường.

Về phía Bộ, chúng tôi kiểm soát chặt chẽ, có chế tài xử phạt các trường hợp không đúng, phạt nặng. Trong 24 tháng mà DN không cho ra thị trường sẽ bị thu hồi giấy phép. Hy vọng, 3G sẽ đúng thời hạn ra thị trường theo cam kết của các DN.

- Trong việc triển khai dịch vụ mạng 3G của các nhà dịch vụ mạng, nhà nước có hỗ trợ gì hay không và nếu có thì ở mức độ nào, thưa ông? (lananh2201@yahoo.fr)

Thực ra như ở các nước phát triển, theo kinh tế thị trường, việc giành giấy phép 3G rất tốn kém thông qua việc đấu giá. Mỗi giấy phép 3G rẻ thì cũng phải mất vài trăm triệu, đắt thì đến 7-8 tỷ USD.

Tuy nhiên, tại Việt Nam không dùng hình thức đấu giá tốn kém đó mà học theo mô hình của một số nước Bắc Âu là thi tuyển. Việc này không làm tốn kém vốn đầu tư của DN. Đó chính là một sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước cho các DN.

Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ các DN đảm bảo điều kiện cần thiết như thủ tục hợp chuẩn, nhập khẩu các thiết bị, đầu tư đảm bảo DN có thể triển khai 3G một cách nhanh chóng nhất. Đây lại là một cách hỗ trợ gián tiếp khác.

Mô tả ảnh.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cùng BTV Ngọc Hân đang đối thoại với khán giả kênh VTC2. (Ảnh: Quang Minh).

- Những người dân nghèo, những người dân nông thôn như tôi, rồi thì vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp cận và thụ hưởng những thành quả của công nghệ hiện đại. Liệu chúng tôi có được hưởng lợi ích gì từ công nghệ 3G? Hay là với mức đầu tư đắt đỏ và các thiết bị hỗ trợ sử dụng công nghệ này chắc hẳn cũng phải có giá trị lớn, thì công nghệ này cũng sẽ chỉ được dành cho bộ phận người được coi là khá giả trong xã hội, thưa ông? (Trịnh Hoàng Giang ở Thanh Trì, Hà Nội)

Đối với thành phố các lợi ích của 3G đã là rõ ràng. Còn ở vùng sâu, vùng xa, nếu chỉ sử dụng điện thoại thông thường thì công nghệ 2G như hiện nay đã có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng công nghệ 3G trong việc đưa internet về các trung tâm, bưu điện, trường học ở các vùng sâu, vùng xa sẽ còn rẻ hơn việc sử dụng công nghệ vệ tinh, hoặc kéo đường cáp để cung cấp internet về vùng sâu, vùng xa.

- Khi 3G được triển khai thì dịch vụ nội dung số sẽ là cốt lõi để khai thác giá trị của công nghệ này. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, nội dung cho các mạng di động còn ở mức sơ khai và nghèo nàn, vì tôi có đọc một bài báo nào đó nói là có tới hơn 90% vẫn chỉ là dịch vụ tải hình ảnh và nhạc chuông. Như vậy thời gian tới những dịch vụ nội dung nào nữa cũng sẽ được ứng dụng, triển khai thưa ông? (Trần Minh Hoàng, Nha Trang)

Đúng là mối liên quan giữa hạ tầng và nội dung rất chặt chẽ. Nếu hạ tầng kém, băng thông sẽ khó triển khai. Băng thông của hệ thống thông tin thế hệ thứ 2 là hạn chế, nhưng khi phát triển hệ thống thứ 3, tôi hoàn toàn tin tưởng khả năng ứng dụng sẽ rất lớn. Có thể ví như người dân sẽ không mua ô tô khi hạ tầng phục vụ cho ô tô không cao, nghĩa là, khi hạ tầng 3G được triển khai thì nhiều nội dung cũng sẽ phát triển tương ứng

- Một khi dịch vụ mạng 3G chính thức được triển khai thì các mạng khác sẽ có chỗ đứng như thế nào? Liệu mạng 2G sẽ có bị thất thế không, thưa thứ trưởng? (Lan Phượng, Mỹ Đức, Hà Nội)

Sự phát triển 3G không phải là sự phủ nhận cái cũ, mà là sự tiếp nối trên nền tảng của 2G, nhiều thành tố của 2G được sử dụng lại. Vì thế, đây là sự phát triển tiếp theo chứ 3G không phải là kẻ hủy diệt 2G.

3G và 2G cùng song song tồn tại  phát triển, trong đó 3G sẽ tồn tại ở thành phố nhiều hơn, khi 3G đi ra ngoài vùng phủ sóng thì được roaming vào mạng 2G. 3G sẽ triển khai ở vùng nào mang lại hiệu quả kinh doanh và từng bước triển khai rộng cả nước.

Hai mạng này cùng tồn tại song song và roaming với nhau, có lúc sẽ khó phân biệt đâu là 2G hay 3G, mà chỉ có thể gọi chung là mạng di động.

- Trong một phát biểu của mình, một lãnh đạo cao cấp của một tập đoàn chuyên cung cấp giải pháp và thiết bị 3G có nói: “Băng rộng di động có ảnh hưởng tích cực tới GDP của một quốc gia, cũng như ảnh hưởng tới công ăn việc làm, cuộc sống và xã hội”. Ông nhận định như thế nào về ý kiến này? Và có thể nói rõ hơn? (Đào Anh Chiến, sinh viên tài chính, ĐH Dân lập Thăng Long).

Tôi hoàn toàn nhất trí với bạn. Đúng là hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, chứ không chỉ cho ngành di động nói riêng. Bởi nhờ hệ thống băng rộng này mà thông tin được truyền tải tốt nhất, rộng nhất trong xã hội, các ứng dụng công nghệ điện tử sẽ mang lại nhanh lợi ích cho nền kinh tế.

Không phải ngẫu nhiên khi Tổng thống Mỹ Obama nói sẽ bảo đảm toàn nước Mỹ phủ rộng băng thông rộng. Mới đây, một tổng kết từ 1980 -2006 tổng kết: Nếu băng thông rộng tăng lên 10% thì GDP trên đầu người ở các nước phát triển tăng 28%... Qua báo cáo của ngân hàng thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của băng thông rộng.

Hay một giáo sư của Ngân hàng Thế giới cũng nói: Riêng việc cấp phép 3G tại Trung Quốc trong 2009 tạo ra lượng giá trị tương đương 3.000 việc làm. Vì thế, tôi tin tưởng rằng, VN không nằm ngoài sự phát triển này.

- Xin chào Thứ trưởng Lê Nam Thắng. Tôi là một người dùng thuê bao di động của mạng Viettel. Trước đây tôi dùng trả trước nhưng 2 năm nay tôi chuyển sang trả sau. Từ khi chuyển sang trả sau thì nói thật là tôi thấy thiệt thòi hơn rất nhiều so với hồi dùng thuê bao trả trước. Chẳng mấy khi có khuyến mại, chẳng mấy khi có ưu đãi như trước đây. Thế thì, tôi muốn hỏi thứ trưởng là nếu bây giờ mà các mạng chuyển sang 3G - một công nghệ mà tôi hiểu đại khái là hiện đại hơn công nghệ hiện có - thì liệu có tình trạng các nhà mạng “có mới nới cũ” và bỏ quên các thuê bao dùng công nghệ cũ hay không? Nếu có thì theo thứ trưởng là sẽ phải xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn”. (Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM)

Đúng là hiện nay khi triển khai các gói cước dịch vụ khác nhau, các doanh nghiệp có những chiến sách phát triển của mình, có thể nhiều mặt không quan tâm đến lợi ích khách hàng. Trong thời gian tới khi triển khai dịch vụ 3G, tuy giữa 3G và 2G có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng sẽ không phân ra đâu là khách hàng 2G hay khách hàng 3G, chỉ có các gói cước là khác nhau thôi, và các gói cước đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Đứng ở góc độ kinh doanh mà nói thì khách hàng chính là người trả lương cho doanh nghiệp. Thế nên tôi tin tưởng và hy vọng rằng các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến tất cả các gói cước dịch vụ.

LTS: Do thời lượng buổi đối thoại có hạn, nên mặc dù còn nhiều câu hỏi độc giả VTC News gửi đến nhưng chưa thể giải đáp tất cả. Chúng tôi xin được trả lời độc giả vào một dịp khác. Trân trọng cảm ơn và kính chúc độc giả an khang thịnh vượng.
Theo Vietnamnet

Tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận định như thế này. Công nghệ 3G, nói nôm na dễ hiểu như đường cao tốc trong giao thông, hoặc các khách sạn 5 sao, 4 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp… trong du lịch. Thế nên phải đặt câu hỏi ngược lại là có nên xây dựng đường cao tốc, khách sạn 5 sao… hay không, ở thời điểm nào, ở đâu cho phù hợp. Chẳng hạn người ta không thể xây dựng khách sạn 5 sao ở vùng rừng núi, nhưng ở Hà Nội và TP.HCM thì vẫn rất thiếu. Thế nên vấn đề là triển khai 3G ở đâu, vào thời điểm nào, dùng cho ai. Đó mới là vấn đề quan trọng.

- Nhiều người cho rằng 3G chỉ là trang trí cho người có tiền, vì nội dung số ở VN hiện nay nghèo nàn. Thứ trưởng có đồng tình với quan điểm này? (Văn Phong, Trương Định, Hà Nội)

- Tại sao VN lại lựa chọn thời điểm cuối năm nay và đầu năm tới để triển khai công nghệ 3G mà không phải là một thời điểm khác? (Vũ Huy Phương, ở TP Đà Nẵng)

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0