Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/09/2009
Công nghệ thông tin - ngành kinh tế mũi nhọn

Năm 2008, dù kinh tế thế giới suy thoái, ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 20%. Từ năm 2007, Việt Nam lọt vào Top 30 quốc gia hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm. Việt Nam hiện đứng thứ 18 thế giới với số lượng 21 triệu người sử dụng internet, thứ sáu châu Á về tốc độ phát triển internet.

Chính phủ cùng các doanh nghiệp CNTT và các đơn vị đào tạo đặt quyết tâm đến năm 2015, dự kiến Việt Nam có 600 nghìn chuyên gia về CNTT và tăng lên một triệu vào năm 2020. Chính phủ cũng phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và CNTT Việt Nam. Mục tiêu đề ra là tới năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Ðể thúc đẩy thị trường internet và viễn thông phát triển, Việt Nam ban hành các bộ luật và nhiều nghị định quy định về quản lý internet, viễn thông, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực này. Tính đến năm 2009, ở Việt Nam đã có một phần tư dân số sử dụng internet, tăng hơn mười lần so với năm 2003, đứng thứ hai khu vực Ðông - Nam Á. Ngành CNTT Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt, doanh thu bình quân tăng 30%/năm. Về nhân lực CNTT, năm 2008, Việt Nam có 207 nghìn lao động, hằng năm tăng từ 15 đến 20 nghìn lao động được đào tạo từ hơn 400 trường đại học, cao đẳng và trung tâm tin học trên cả nước. Với sự ra đời của dịch vụ viễn thông công ích cung cấp các chương trình phát triển internet cộng đồng cho dân cư, người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thường xuyên với thông tin và các dịch vụ hữu ích qua môi trường internet, góp phần nâng cao dân trí và đời sống kinh tế ở những vùng còn khó khăn.


Những năm qua Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển, công nghệ thông tin đã có bước phát triển khá mạnh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008, doanh thu của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đạt hơn 10 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở mức độ cao. Kết quả này góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế của nước ta, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của người dân, đẩy nhanh sự hội nhập với thế giới. Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH, HÐH đất nước. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cùng nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.


CNTT, nhất là internet, làm cho thế giới gần gũi hơn, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Việc ứng dụng và phát triển CNTT góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. CNTT thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, giúp Chính phủ nâng cao năng lực quản lý điều hành, người dân dễ dàng tiếp cận với kinh tế và tri thức, doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Theo Nhân dân
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0