Thứ ba, 16/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/09/2009
E-learning: "trình chiếu bài giảng" đến "đào tạo trực tuyến" còn xa

Một góc Trung tâm học liệu
ĐH Thái Nguyên.
Có một trong những trung tâm học liệu lớn nhất nước với hơn 400 máy tính nối mạng, 1.000 bài giảng điện tử sẽ được số hóa trong năm 2010,... có thể nói ĐH Thái Nguyên đã có một nền tảng khá vững để triển khai e-learning. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến đâu phải một sớm một chiều mà thực hiện được…

Những bước “hậu thuẫn” e-learning


Trung tâm học liệu rộng hơn 7.000 m2 của ĐH Thái Nguyên-ĐH đa ngành đào tạo nhân lực cho các tỉnh miền núi phía bắc-là một trong bốn trung tâm học liệu lớn nhất của cả nước được Tổ chức từ thiện Atlantic Philanthropies (Mỹ) tài trợ xây dựng từ cuối năm 2007. Trung tâm được trang bị đầy đủ phòng hội nghị, hội thảo 240 chỗ ngồi, phòng đa phương tiện, phòng học nhóm, phòng nghe nhìn với kinh phí đầu tư ban đầu hơn 100 tỷ đồng. Đây là nơi lưu trữ nguồn tài liệu, thông tin đa dạng và thường xuyên được cập nhật, phục vụ cho hơn 80 ngành học của ĐH Thái Nguyên cùng các trường thành viên.


Đây là nơi cung cấp thông tin, tư liệu gồm tài liệu chuyên khảo, giáo trình giáo khoa, tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử… Trong đó, tài liệu điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu, báo, tạp chí, sách điện tử với hơn 100.000 đầu sách liên quan đến nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh. Với 400 máy tính kết nối mạng internet ADSL, phủ sóng Wifi, sinh viên, giảng viên có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu tài liệu.


PGS, TS Nguyễn Như Hoan, Giám đốc trung tâm học liệu cho biết, hơn 80 nghìn SV của ĐH Thái Nguyên đều có thể truy cập dữ liệu của trung tâm qua hệ thống cáp quang được đấu nối đến các trường thành viên. Có những ngày thứ 7, khi các SV được nghỉ học tại giảng đường, có đến hơn 3.000 SV truy cập vào một lúc khiến mạng bị nghẽn.


Tính đến thời điểm hiện nay, ĐH Thái Nguyên đã ứng dụng bảy phần mềm để phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, quản lý công văn đi - đến, quản lý khoa học, cơ sở vật chất, cổng công nghệ thông tin… Từ năm học 2008 - 2009, ĐH Thái Nguyên đã áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ cho phép học viên đăng ký môn học, việc theo dõi lịch học, điểm thực hiện trên mạng


Theo kế hoạch, đến cuối năm 2009 sẽ hoàn thành xây dựng mạng WAN trong toàn bộ hệ thống nhà trường, các trường thành viên nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn trong ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành, là nơi chia sẻ tài nguyên học tập, giao lưu giữa học sinh, giáo viên.


PGS, Tiến sĩ Ngô Như Khoa, Trưởng ban CNTT Đại học Thái Nguyên cho biết, ngay từ những năm 2005-2006, ĐH Thái Nguyên đã hỗ trợ giáo viên xây dựng các bài giảng điện tử bằng nhiều hình thức. Trong bốn năm 2006-2009, đã xây dựng được gần 500 môn học có bài giảng điện tử. Trường đã xây dựng chương trình số hóa tài liệu giáo trình mà do giáo viên của Đại hoc biên soạn. Dự kiến trong năm 2010 sẽ số hóa được 1.000 bài giảng, đến nay đã đạt khoảng 60%. Tuy nhiên, ông Khoa cũng cho rằng xây dựng giáo trình điện tử mới chỉ là bước manh nha để tiến tới e-learning.


Để khuyến khích các giảng viên xây dựng bài giảng điện tử, thời gian đầu, trường đã hỗ trợ 3 triệu đồng/môn học, sau tăng dần lên 5 triệu. Khó khăn hiện nay là các giảng viên của trường đang phải chịu sự quá tải của việc lên lớp, nên mặc dù đã “treo thưởng” đến 5 triệu đồng một bài giảng điện tử, họ vẫn không mặn mà. Để đạt được tiến độ số hóa 1.000 bài giảng, trong thời gian tới trường sẽ tăng lên 10 triệu đồng/môn và sẽ dừng cơ chế khuyến khích này vào năm 2010.



PGS, TS Ngô Như Khoa, Trưởng ban CNTT ĐH Thái Nguyên.


Khi xây dựng xong, bài giảng này sẽ được đưa lên mạng, và chính quá trình dạy và học của thầy trò ĐH Thái Nguyên sẽ giúp cho những bài giảng này hoàn thiện dần.


“Ở các trường ĐH của Việt Nam, đào tạo trực tuyến mới chỉ bắt đầu được khai thác sử dụng. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở trình chiếu bài giảng chứ chưa phải là bài giảng trực tuyến thực thụ” - PGS, TS Ngô Như Khoa.


E-learning: không dễ triển khai đồng loạt


Có một nền tảng khá “ổn” để triển khai e-learning, nhưng PGS Ngô Như Khoa vẫn dè dặt khi nói về lộ trình phát triển e-learning của trường. Sau khi đã hoàn thành chuyển đổi việc đào tạo sang tín chỉ, mỗi học sinh đã có riêng một hồ sơ cá nhân trên mạng để đăng ký học các môn cần cho ngành của mình, ĐH Thái Nguyên đang tập trung xây dựng chương trình liên thông. Sau đó trường mới bắt tay vào xây dựng lộ trình cho đào tạo e-learning.


ĐH Thái Nguyên có đến 100 ngành đào tạo ĐH, tính cả các môn giao thoa, mỗi ngành đào tạo có đến 50 môn. Vì là ĐH đa ngành nên khi xây dựng lộ trình phát triển e-learning, không thể triển khai đồng loạt tất cả các ngành được. Những ngành kỹ thuật cần có sự tương tác giữa thầy và trò, SV cần có nhiều tiết thực nghiệm thì e-learning gần như không có đất sống. Theo ông Khoa, ĐH Thái Nguyên sẽ chọn những ngành nào có thể triển khai e-learning được, trước mắt là các ngành kinh tế, thương mại, ngoại ngữ…


Để chắc chắn hơn trong việc thành công khi triển khai, tháng 8 vừa qua, ĐH Thái Nguyên đã ký hợp tác với VDC, VNPT Thái Nguyên để phát triển e-learning. Theo đó, VDC sẽ cung cấp miễn phí nền tảng, máy chủ lưu trữ bài giảng trên trung tâm dữ liệu của VDC. Bộ công cụ tạo bài giảng điện tử như công cụ mô phỏng phần mềm Imitor và công cục tạo bài giảng iLCBuilder, tư vấn xây dựng hệ thống hỗ trợ bài giảng trực tuyến theo chuẩn Scorm (chuẩn quốc tế về e-learning) tại các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.


Còn ĐH Thái Nguyên sẽ cung cấp nội dung, sử dụng hệ thống công cụ do VDC cung cấp để tạo bài giảng trực tuyến, triển khai đào tạo trực tuyến trong nội bộ trường và hợp tác với VDC thương mại hóa các bài giảng trực tuyến.


Theo PGS Nguyễn Như Khoa, trong sự hợp tác này, quan trọng nhất là VDC sẽ mở các lớp tập huấn cho giảng viên ĐH Thái Nguyên nâng cao nhận thức về e-learning và kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử. Sự hợp tác này cũng sẽ giúp ĐH Thái Nguyên thực hiện chủ trương thu hẹp đào tạo tại chức, mở rộng đào tạo chính khóa bằng đào tạo từ xa…


E-learning không phải là hình thức đào tạo thay thế các hình thức đào tạo truyền thống, mà là giải pháp giảm với chi phí do hạn chế được việc thuê giảng viên, phương tiện giảng dạy và chi phí đi lại, trong khi tăng tính chủ động học của học viên so với hình thức đào tạo truyền thống.
E-learning gồm bốn yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau, đó là học viên, nội dung, công nghệ và sự hướng dẫn.


Xem ra, từ việc ứng dụng CNTT trong dạy và học đã khá thành công ở ĐH Thái Nguyên đến việc triển khai e-learning trong đào tạo chính quy còn là cả một bước đi dài…

Theo Nhân dân

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0