Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/09/2009
Ðể Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin

Nhìn lại những đóng góp của công nghệ thông tin đối với nền kinh tế trong những năm qua, cũng như những thời cơ, vận hội mới đang tới, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng mục tiêu Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin là hoàn toàn khả thi.

Không phải không có lý do để chúng ta đưa ra mục tiêu trở thành một nước mạnh về công nghệ thông tin vào thời điểm này. Theo xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế, hiện Việt Nam đang đứng thứ 92. Nếu phân loại gần 200 thành viên của Liên hợp quốc thành ba nhóm khá, trung bình và nhóm yếu về công nghệ thông tin, mỗi nhóm khoảng 60 - 70 quốc gia, thì hiện tại chúng ta vẫn thuộc nhóm trung bình. Theo mục tiêu của "Ðề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về viễn thông và công nghiệp công nghệ thông tin", để đến năm 2015, nước ta sẽ đứng khoảng thứ 70, nghĩa là sẽ tăng 22 bậc trong vòng sáu năm. Ðây sẽ là bước chuyển biến lớn khi chúng ta rời bỏ nhóm trung bình để gia nhập nhóm có trình độ phát triển khá về công nghệ thông tin. Hạ tầng truyền thông - một trong bốn  trụ cột về công nghệ thông tin là lĩnh vực mà chúng ta đạt được nhiều bước tiến nhảy vọt trong 10 năm trở lại đây, đưa Việt Nam luôn nằm trong danh sách những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.


Theo số liệu mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, mật độ điện thoại của cả nước hiện đạt hơn 129 máy/100 dân, tương đương với các thị trường phát triển như Hàn Quốc, Hồng Công. Số người sử dụng in-tơ-nét hiện cũng đạt hơn 21 triệu người, đạt tỷ lệ 21,14%  số dân. Những công nghệ hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực viễn thông như kết nối in-tơ-nét  tốc độ cao ADSL, mạng thế hệ mới NGN đối với điện thoại cố định, mạng thế hệ thứ 3 (3G) đối với di động đều đã được triển khai ở Việt Nam. Cùng với hạ tầng truyền thông thì công nghiệp công nghệ thông tin, nhất là công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng là một điểm sáng của lĩnh vực này.


Trong gần mười năm trở lại đây, công nghiệp công nghệ thông tin luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức 20-30%/năm, tổng doanh thu toàn ngành năm 2008 đạt 4,74 tỷ USD, được xác định là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế trong thời gian tới. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng có những chuyển biến rõ nét, nhất là trong khối các cơ quan quản lý Nhà nước. Ðến nay hầu hết các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đều đã có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, người dân, ngoài ra đã bước đầu triển khai các dịch vụ hành chính công trên mạng, như đăng ký kinh doanh, đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử... Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 6-2009, Ngân hàng thế giới vừa công bố kết quả đánh giá Việt Nam là một điển hình về ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn so với thu nhập thực tế.


Qua những nghiên cứu về hiện trạng phát triển của viễn thông, công nghệ thông tin 15 năm qua, xu hướng phát triển của công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin thế giới trong thời gian tới, kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước, các chuyên gia đều thống nhất, mười năm sắp tới sẽ là giai đoạn quan trọng để công nghệ thông tin, truyền thông nước ta có thể tạo những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, dựa trên lợi thế về lực lượng lao động trẻ, sáng tạo và thông minh. Mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin sẽ không dừng lại ở những con số như lọt vào tốp 70 quốc gia đầu tiên, doanh thu toàn ngành đạt hơn 15 tỷ USD, mà quan trọng hơn là công nghệ thông tin sẽ thật sự phục vụ cuộc sống và nhu cầu hằng ngày của người dân, mọi công dân có thể sử dụng thiết bị thông tin và kết nối băng thông rộng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sử dụng các dịch vụ công của chính phủ điện tử sâu rộng tới mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.


Ðể đạt được mục tiêu đó, công nghệ thông tin-truyền thông sẽ phải tập trung nguồn lực trên cả bốn trụ cột là hạ tầng truyền thông, công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực công nghệ thông tin với những định hướng cụ thể khác nhau. Hạ tầng viễn thông sẽ tập trung phát triển hạ tầng băng thông rộng công cộng; Ứng dụng công nghệ thông tin vẫn theo hướng gia công cho các tập đoàn đa quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ mới, ưu tiên đầu tư cho phát triển những sản phẩm phần mềm và nội dung số có sáng tạo của Việt Nam để tiếp tục khẳng định vị trí trong nước, tạo lập thị trường xuất khẩu quốc tế với doanh thu ngày càng tăng. Nhân lực công nghệ thông tin- trụ cột có nhiều hạn chế nhất so với ba trụ cột còn lại sẽ được chú trọng với cam kết đầu tư 900 tỷ đồng trong vòng năm năm tới của Chính phủ, trong đó tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo Nhân dân
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0