Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/09/2009
Nước mạnh CNTT phải có thị trường lớn

Là nước mạnh về CNTT thì tiêu xài về CNTT phải thành thường xuyên, toàn dân dùng CNTT và viễn thông ở mức độ cao.

Báo BĐVN phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel về đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT vào năm 2015. Trong đề án này, Viettel được xác định sẽ đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong chiến lược đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT.

Trong buổi làm việc mới đây, Bộ TT&TT kỳ vọng Viettel sẽ đạt doanh thu 15 tỷ USD vào năm 2015. Theo ông, kỳ vọng này có khả thi hay không? Viettel sẽ có những chiến lược gì để thực hiện mục tiêu đó?

Theo tôi, kỳ vọng của Bộ TT&TT về doanh thu của Viettel sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015 là khả thi. Bởi nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thứ mà Viettel đang làm thì thấy mục tiêu đó là quá lớn, vì thị trường dịch vụ BCVT không thể lớn như vậy. Nhưng nếu chúng ta mở rộng định nghĩa về những việc Viettel đang làm thì mục tiêu này lại khả thi. Chẳng hạn như đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, ngoài các dịch vụ hiện có như cố định, Internet, di động, truyền dẫn…

Viettel sẽ còn cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, dịch vụ nội dung thông tin, cung cấp và phát triển các giải pháp CNTT cho khách hàng doanh nghiệp; sản xuất thiết bị viễn thông, đầu tư ra nước ngoài... Không những cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông, Viettel còn đầu tư sang các lĩnh vực khác như bất động sản, tài chính … Với cách nhìn như vậy thì 15 tỷ USD không phải là con số quá lớn.

Bộ TT&TT đưa ra đề án Tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ đạt doanh thu 30 tỷ USD trong lĩnh vực TT&TT. Ông có bình luận gì về con số này?

Tôi cho rằng mục tiêu doanh thu trong lĩnh vực TT&TT đạt 30 tỷ USD năm 2020 mà Bộ TT&TT đưa ra là khả thi. Bởi vì như trên đã phân tích, nếu Viettel đạt được 15 tỷ USD doanh thu vào năm 2015, trong số này thì doanh thu về VT&CNTT sẽ chiếm khoảng 80% tức là khoảng 10-12 tỷ USD. Nếu Viettel đạt được 10-12 tỷ USD thì các doanh nghiệp khác hoàn toàn có thể đạt 18-20 tỷ USD.

Theo ông thước đo để trở thành một quốc gia mạnh về CNTT là gì?

Nhìn dưới góc độ của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thì Viettel cho rằng một cường quốc về CNTT (tôi nghĩ rằng Việt Nam nên đặt mục tiêu là cường quốc về CNTT, vì nếu chỉ đặt mục tiêu một quốc gia mạnh thì không rõ nét và không có sự khác biệt nhiều với các nước khác), thì tiêu xài về CNTT phải thành thường xuyên, toàn dân dùng VT&CNTT ở mức độ cao, và như vậy sẽ tạo ra một thị trường lớn.  

Nguyen-Manh-Hung.jpg
Ông Nguyễn Mạnh Hùng.

Để có thị trường thì trước hết phải có phương tiện kết nối. Điều đó có nghĩa là mỗi người dân (tức là khoảng 80 triệu người dân Việt Nam) phải có một chiếc ĐTDĐ băng thông rộng, chất lượng cao không chỉ dùng để nghe, gọi mà còn có thể chia sẻ hình ảnh, video…; mỗi hộ gia đình (khoảng 20 triệu hộ gia đình) phải có 1 máy điện thoại cố định; một đường truyền Internet tốc độ cao và 1 ti vi truyền hình cáp đạt tiêu chuẩn HD có thể xem chương trình theo yêu cầu. Khi chúng ta có một thị trường lớn thì nhu cầu sẽ lớn.

Cầu lớn thì cung sẽ lớn. Khi đó các doanh nghiệp VT&CNTT sẽ phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo. Thị trường trong nước có hạn sẽ dẫn đến dư thừa nguồn lực dẫn đến xuất khẩu mạnh. Thế giới có đến 6 tỷ người, nhu cầu về dịch vụ nội dung và CNTT cơ bản sẽ không khác nhau nhiều. Nếu Việt Nam mang được sản phẩm, dịch vụ về VT&CNTT đến được khoảng 20-30 quốc gia, chúng ta sẽ có một thị trường khoảng 1 tỷ người, khi đó Việt Nam sẽ tương đương với Trung Quốc. Khi xuất khẩu mạnh về VT&CNTT thì chúng ta sẽ trở thành một cường quốc. Nhưng hãy bắt đầu bằng việc trong nước trước.

Theo ông, cần phải làm gì để thực hiện chiến lược tăng tốc?

Như trên tôi đã phân tích, chúng ta cần phải có nhu cầu về CNTT để kích thích nguồn cung ứng. Nhưng cung và cầu luôn là chuyện quả trứng, con gà: có kết nối trước hay có nội dung trước, có nhu cầu trước hay có kết nối trước… Với quan điểm của Viettel - một doanh nghiệp viễn thông, Viettel sẽ thực hiện kết nối trước, nếu một số người dân chưa có nhu cầu hoặc chưa có khả năng chi trả thì kích thích tiêu dùng bằng cách đầu tư cho họ để trở thành khách hàng sau này.

Viettel sẽ đứng ở vị trí nào trong chiến lược này?

Viettel được Chính phủ xác định là 1 trong 2 tập đoàn chủ lực của quốc gia về VT&CNTT. Đến nay, hai chủ lực đó đã được hình thành.

Theo cách làm của Viettel thì những công việc lớn đều phải có triết lý. Vậy theo ông, để trở thành quốc gia mạnh về CNTT chúng ta cần có triết lý hay không? Nếu có thì triết lý ấy sẽ như thế nào?

Bất kỳ một chiến lược hay chương trình hành động nào cũng rất cần triết lý. Vì có triết lý thì mọi người sẽ hiểu giống nhau, cộng lực sẽ tốt hơn. Triết lý càng rõ ràng thì khả năng lan truyền sẽ tốt hơn, thấm vào mỗi người dân sẽ trở thành động lực. Triết lý còn giúp chúng ta không bị lung lay, giúp chúng ta có điểm tựa để vượt qua những trục trặc, trắc trở mà trên con đường thực hiện các chiến lược và chương trình hành động chắc chắn sẽ gặp phải. Người chiến thắng là người duy trì xuyên suốt triết lý của mình.

Đặt câu hỏi với doanh nghiệp về triết lý của một quốc gia thì không phù hợp lắm. Là một doanh nghiệp viễn thông, triết lý mà Viettel đặt ra cho mình để góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về CNTT là dịch vụ viễn thông phải trở thành một hàng hóa tiêu dùng bình thường như cơm ăn hàng ngày. Viettel đang nỗ lực hết mình để biến viễn thông trở thành một công cụ sinh hoạt hàng ngày của tất cả mọi người. Thị trường càng tiêu xài nhiều bao nhiêu thì sẽ càng tạo ra giá trị bấy nhiêu.

Sau 14 năm, Viettel đã có một nhận thức mới về vai trò của thị trường đối với thành công của doanh nghiệp. Trước kia (khi bắt đầu triển khai dịch vụ di động, Viettel đi tìm đối tác để hợp tác), Viettel đứng trước 3 sự lựa chọn: chọn đối tác mạnh về tài chính (ngân hàng) hay chọn đối tác có công nghệ (các công ty sản xuất thiết bị) hay chọn đối tác có kinh nghiệm (các công ty viễn thông)? Sau khi cân nhắc, Viettel cho rằng, tiền có thể đi vay, công nghệ có thể đi mua nhưng kinh nghiệm thì không vay, không mua được.

Do đó, Viettel đã lựa chọn Telstra để hợp tác. Nhưng quá trình đàm phán đã không thành công, người Viettel bắt buộc phải tự làm. Khi ấy, Viettel nhận ra rằng nghề cũng có thể đi thuê (thuê tư vấn) hoặc có thể tự học (như chuyện Viettel phải bỏ ra 1 triệu USD để thiết kế mạng di động, nhưng khi phát hiện ra các nguyên tắc thiết kế và sự tương đồng trong việc thiết kế giữa các trạm, Viettel đã tự làm được việc này). Đến nay, khi đầu tư ra nước ngoài, Viettel nhận ra rằng, thị trường mới là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Có thị trường sẽ có tất cả: tiền, công nghệ, nghề.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0