Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/08/2009
WITFOR 2009 và hội nhập

Phát biểu tại Diễn đàn CNTT thế giới (WITFOR) lần đầu tiên được tổ chức tại VN (26-28.8.2009), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập đến hai vấn đề quan trọng: "VN mong muốn là thành viên tích cực của cộng đồng CNTT thế giới", và "Chính phủ VN tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho các tập đoàn CNTT đa quốc gia".

Cả hai vấn đề đều nằm trong phạm trù của sự hội nhập.

Vấn đề thứ nhất nhấn mạnh đến sự hội nhập đi ra bên ngoài. Năm 2000, thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng "bong bóng dotcom" khi hàng loạt Cty Internet tại Mỹ phá sản. VN cũng bị ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư CNTT từ ngoài. Thế nhưng, nếu chỉ nhìn vào mảng xám ấy mà ngại ngần hoặc dừng lại, thì đã không có được những thành quả như ngày nay.

Chỉ trong chưa đầy mười năm, VN đã được điền tên trên bản đồ CNTT thế giới. Năm 2001, nhân một hội nghị tại Công viên phần mềm Quang Trung, người viết bài này đã đặt câu hỏi với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (khi ấy là Phó Chủ tịch UBND TPHCM phụ trách mảng khoa học công nghệ): "Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế "dotcom", vậy TPHCM có điều chỉnh lại chỉ tiêu  ngành công nghiệp phần mềm?". Ông trả lời: "Các chỉ tiêu mang tính định hướng. Về lâu dài, ngành CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng vẫn phát triển".

Con đường phát triển ngành công nghiệp phần mềm VN được thể hiện sinh động nhất tại TPHCM, ở cả góc độ sự tô hồng, lạc quan quá mức và góc độ khó khăn, bi quan, gập ghềnh và trắc trở. Ngày nay, VN đã trở thành một trong 20 quốc gia hàng đầu về gia công phần mềm. Khó khăn vẫn còn đó, thậm chí còn rất nhiều phàn nàn "ngành công nghiệp mũi nhọn quá nhiều, sự ưu đãi tràn lan, khiến cho sự ưu đãi đối với ngành công nghiệp phần mềm cũng giống như những ngành khác, hết nhọn", nhưng mục tiêu phấn đấu trở thành một thị trường CNTT năng động vẫn không thể thay đổi.

Vấn đề thứ hai khẳng định lập trường trải thảm thu hút đầu tư vào CNTT là chiến lược lâu dài. Hội nhập không chỉ có nghĩa là đi ra thế giới để khẳng định; mà còn phải biết nhận vào, gạn lọc thu nhận những công nghệ mới, tiên tiến, để làm mạnh chính mình. Nội lực tăng thì mới đủ sức khẳng định trên bản đồ CNTT thế giới.

Con số 10 tỉ USD doanh thu của ngành CNTT-VT năm 2008 - dù đã trở thành ngành chủ lực tạo ra GDP của VN, nhưng tiềm năng và cơ hội phát triển còn rất lớn. Cơ hội đó chính là tương lai xây dựng ngành phần cứng của VN, phấn đấu bước đầu trở thành công xưởng của khu vực Đông Nam Á.

WITFOR 2009 tại VN có thể xem như một cuộc sơ kết về quá trình hội nhập về CNTT-VT của VN. Sơ kết tại VN để đại biểu của hơn 70 quốc gia có cơ hội tập trung nhất chia sẻ những kinh nghiệm thành công và góp ý đối với những hạn chế. Nhưng điều lớn nhất phải rút ra từ đây là phải thấy được những rào cản trong tư duy, về pháp lý và hạ tầng đang ngăn cản sự hội nhập, chứ không phải chỉ để nghe những lời khen ngợi để rồi chủ quan, tự mãn.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0