Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 24/08/2009
Một nhà máy đường, một trường đại học

Câu trên đây không phải nói cho có vần có vè mà là phản ánh thực trạng đã và đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở miền Trung. Mang tư duy theo lối “cả nước có gì thì mình có nấy” nên nhiều tỉnh chạy đua để có nhà máy đường trước đây và trường đại học hiện nay.

Nhà máy đường với kết cục của nó ra sao hẳn mọi người đều biết. Nhà máy đường Quảng Bình thì bán xới hai năm rồi, Nhà máy đường Quảng Nam thì trở thành đống sắt từ bốn vụ mía qua; đến như Quảng Ngãi từng được xem là vựa mía của cả nước mà một nhà máy đường của tỉnh này cũng phải tháo dỡ chuyển lên huyện An Khê tỉnh Gia Lai để “lánh nạn”! Vì sao? Vì tất cả đều chăm chắm vào việc xây nhà máy chứ hoàn toàn không mấy quan tâm đến việc hình thành vùng nguyên liệu bền vững. Khi xây xong nhà máy đường thì cũng là lúc không biết lấy gì ép! Nguyên liệu mới là yếu tố quan trọng nhất để nhà máy đường tồn tại. Rất tiếc là những nhà quản lý các tỉnh lại không quyết liệt với vấn đề mấu chốt này.

Nếu như 10 năm trước, tỉnh nào cũng rộ lên chuyện xây nhà máy đường thì ba năm qua đã “chuyển hệ” sang xây trường đại học. Các tỉnh miền Trung hiện nay coi như cơ bản đã “phủ sóng” xong hệ thống trường đại học cho “tỉnh nhà”. Tỉnh thì nâng cấp từ trường cao đẳng, tỉnh thì xây hẳn trường đại học “nguyên đai nguyên kiện”. Các trung tâm lớn như Huế, Đà Nẵng hay Quy Nhơn chỉ cách các tỉnh cận kề không đáng là bao, thế nhưng, thay vì tập trung nâng cấp cơ sở vật chất các trường đại học tại các trung tâm này thì Bộ Giáo dục - Đào tạo lại bật đèn xanh để các tỉnh lân cận đua nhau thành lập trường đại học!

Cũng như xây nhà máy đường, các tỉnh hầu như chỉ chú trọng đến việc xây trường, còn chất lượng đào tạo thì không được quan tâm đúng mức. Các chỉ số từ kỳ tuyển sinh vừa qua đã phản ảnh một thực tế quan ngại về chất lượng “đầu vào” của các trường đại học thuộc các tỉnh lẻ. Đại học Phú Yên có 784 thí sinh dự thi thì chỉ có hơn 1,5% đạt 15 điểm (ba môn), nghĩa là chỉ khoảng trên 10 em! Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) có 2.418 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 232 thí sinh từ 13 điểm trở lên, thiếu 168 chỉ tiêu. Có ngành như tiếng Anh, gần 400 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 5 thí sinh đạt điểm sàn! Đại học Quảng Nam, chỉ tiêu 550, số đủ điểm sàn là 274. Để lấp đầy chỗ trống trên đây, các trường gần như mở toang cửa để đón thí sinh nhưng sẽ rất khó khăn. Vì sao? Vì như trên đã đề cập, chất lượng đào tạo mới là điều quyết định sự tồn tại của một trường đại học. Nhiều thí sinh chấp nhận học ngoài công lập ở các trường đại học tại TP.HCM hoặc Hà Nội hơn là học trường công lập mà ở tỉnh lẻ.

Lấy lý do là tạo điều kiện cho con em trong tỉnh học đại học, song những em khá thì đi nơi khác học, những em muốn học ở quê thì lại không đủ điểm sàn! Hàng ngàn tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã đầu tư vào các trường đại học tỉnh lẻ này chỉ để nhận về một mớ bùng nhùng không lối thoát, trong khi đó, các khu kinh tế rất cần công nhân lành nghề thì tuyển mãi không ra!

Các trường đại học liệu có “nối gót” các nhà máy đường? 

Theo Thanh niên

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0