Thứ tư, 31/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/08/2009
Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường: Đừng để “bình mới, rượu cũ”

"Không nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), không nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ có nghĩa là chúng ta đã chối bỏ giáo dục phổ thông hiện đại".

Chỉ đạo về nhiệm vụ năm học mới 2009-2010, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Lê Quán Tần đã khẳng định như vậy. Với những kết quả đạt được trong năm học 2008-2009, năm học có chủ đề "Năm đẩy mạnh ứng dụng CNTT", nhờ sự vào cuộc của toàn ngành, sự chung sức của các lực lượng xã hội, liệu năm học tới chương trình CNTT trong giáo dục có đạt tầm cao mới như TS Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT dự báo hay không?

 

Bước đột phá nhờ xã hội hóa

Kết thúc năm học 2008-2009, theo báo cáo của 61/63 sở GD-ĐT, 100% số trường trung học phổ thông (THPT) và 78% trường trung học cơ sở (THCS), 42% trường phổ thông cơ sở, 72% trường tiểu học, 48% trường mẫu giáo, 100% trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, 100% phòng giáo dục - đào tạo, 53% trung tâm giáo dục thường xuyên đã kết nối internet. Đây là cơ sở hạ tầng cần thiết để ứng dụng được CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập nhưng không phải là thành công duy nhất của năm CNTT. Đáng nói hơn, nhờ việc xóa mù tin học, xóa vùng trắng về internet mà giáo viên và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của máy tính và internet, vai trò của công nghệ trong thời đại kỹ thuật số để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tiếp nhận kiến thức khiến họ có nhu cầu sử dụng máy tính và internet.

 

Tuy nhiên, để có được chiếc máy tính nối mạng không phải là chuyện dễ đối với một bộ phận giáo viên và học sinh. Chính vì thế, Chương trình quốc gia "Máy tính học đường" mà Bộ GD-ĐT và Văn phòng đại diện Công ty Intel Semiconductor tại Việt Nam vừa công bố sẽ góp phần chia sẻ khó khăn này. Bằng uy tín của một tập đoàn nổi tiếng thế giới về sản xuất chíp máy tính, Intel đã thuyết phục được 14 công ty chuyên lắp ráp và cung cấp máy tính có uy tín trên thị trường cùng tham gia chương trình như CMS, Elead, Acer Việt Nam, Công Trần Anh, Phúc Anh, Nguyễn Hoàng... Các máy tính để bàn, xách tay tham gia chương trình được các nhà lắp ráp tính toán về cấu hình để phù hợp với sinh viên, học sinh và giáo viên các cấp. Điểm nổi bật của chương trình là không chỉ có sự tham gia của các nhà cung cấp phần mềm, phần cứng mà chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các ngân hàng, tập đoàn viễn thông và các công ty thương mại. Trong điều kiện kinh phí dành cho đầu tư phát triển CNTT trong ngành GD-ĐT chưa nhiều thì việc hỗ trợ mạnh mẽ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội cho phát triển cơ sở hạ tầng CNTT là một hướng đi bền vững để cả hai bên cùng có lợi.

 

  "Nhúng" công nghệ thông tin trong mọi hoạt động

 

Có được cơ sở hạ tầng nhưng nếu không biết cách ứng dụng thì máy tính và internet sẽ chỉ dùng để soạn thảo văn bản và đọc tin tức. CNTT được ứng dụng rất rộng rãi trong dạy, học, quản lý nhưng hiện nay từ việc dạy về CNTT, việc sử dụng những điểm ưu việt mà nó mang lại để triển khai một tiết học cho đến phát triển công nghệ học điện tử eLearning, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bài giảng điện tử... vẫn còn những hạn chế nhất định.

 

Theo đánh giá của ông Lê Quán Tần, hiện nay, các nhà trường dạy tin học còn khô cứng, trong khi các nước dạy môn học này rất đơn giản song lại "nhúng" nó trong rất nhiều môn học và nhiều hoạt động. Còn Cục CNTT thì nhận xét rằng: Năm học 2008-2009 là năm có chuyển biến đột phá về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, nhiều sở đã có phong trào làm bài trình chiếu tốt. Nhưng cũng có tình trạng lạm dụng CNTT, xây dựng giáo án điện tử nhưng lại không biết lựa chọn phần mềm, cách thức thiết kế, trình chiếu bài giảng, nguồn học liệu sử dụng trong các bài soạn còn hạn chế. Ông Tần cũng bày tỏ lo ngại, nếu không cẩn thận, trong các tiết dạy, giáo viên sẽ giúp học sinh nhìn - chép, thay vì đọc - chép.

 

Làm thế nào để CNTT được "nhúng" trong các môn học và trong mọi hoạt động ở mức hợp lý, không làm tăng gánh nặng học hành, không khiến các giờ học vẫn ở tình trạng "bình mới, rượu cũ"? Có trả lời thấu đáo được câu hỏi này thì các cấp quản lý mới có thể đưa chương trình CNTT trong giáo dục lên một tầm cao mới. Nếu không thì vẫn chỉ là hình thức mà thôi. 

Theo Hà Nội mới

Những ưu đãi của chương trình "Máy tính học đường"

 

- Giá ưu đãi; máy tính được cài đặt miễn phí chương trình Desktop 3.5 được Công ty cổ phần Phần mềm Việt (đại diện Asianux ở Việt Nam) cung cấp các phần mềm nguồn mở gồm: Hệ điều hành,ứng dụng văn phòng Office 3.5 và trình duyệt internet. Công ty Microsoft Việt Nam cung cấp các bộ đĩa E-Leaning office 2007 và công nghệ đa chuột. Công ty Nam Trường Sơn tặng miễn phí 6 tháng diệt vi-rút Kasperky 2009 có bản quyền.

Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho giáo viên và học sinh khi đăng ký mua máy, đồng thời nối internet băng thông rộng ADSL tại các tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Huế và Đà Nẵng. Ngân hàng TMCP Việt Á hỗ trợ các khoản vay mua máy tính trả góp cho giáo viên với lãi suất ưu đãi 10%/năm. Công ty TNHH Thương Mại ACS hỗ trợ cho vay mua máy tính trả góp dành cho sinh viên trong thời hạn 12 tháng với lãi suất ưu đãi 1,5%/ tháng mà không yêu cầu có số tiền tối thiểu và khoản vay có thể lên đến 100% giá trị sản phẩm.

Giai đoạn I của chương trình bắt đầu từ 7-8-2009 kéo dài cho đến hết 30-9-2009.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0