Thứ ba, 14/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/08/2009
Ứng dụng khoa học công nghệ - Không thể mãi “ăn đong”: Bài 2: Thị trường công nghệ nghèo nàn vì thiếu thông tin

Doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tiếp nhận công nghệ để tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh nhưng họ cũng không dễ gì tiếp cận với thông tin chuẩn để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn đúng. Tình trạng đó, một phần do sự phát triển của thị trường công nghệ (TTCN) và các dịch vụ hỗ trợ cho nó vẫn chưa được như mong muốn.

Thiếu thông tin về công nghệ

Ông Nguyễn Hữu Sự, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội nêu thực tế là việc tiếp cận với sản phẩm công nghệ cao (CNC) của các DN rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do DN tìm hiểu thông tin chưa đầy đủ, được tiếp nhận từ những nguồn không chính thức, điều đó dẫn đến hiệu quả ứng dụng công nghệ không cao. Ngoài ra, sự lựa chọn càng khó khăn khi DN thiếu sự tư vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang được áp dụng trên thế giới.

 

Hiện nay, Bộ KHCN là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thẩm định công nghệ cho các dự án đầu tư, đặc biệt là khi Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2007. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai luật này, có không ít vấn đề cần phải bàn luận. Thực tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, rất hiếm DN tham gia hoạt động CGCN được hưởng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế theo chính sách khuyến khích, ưu đãi. Các văn bản hiện hành cũng không bắt buộc các hợp đồng CGCN phải đăng ký, nhưng các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền đăng ký nếu có nhu cầu được ưu đãi. DN chỉ phải làm thủ tục xin phê duyệt tại Bộ KHCN đối với những hợp đồng CGCN mà công nghệ đó thuộc danh mục hạn chế chuyển giao. Điều này giúp DN được tự chủ trong kinh doanh, nhưng cũng làm cho DN gặp khó khăn khi dịch vụ CGCN ở Việt Nam chưa phát triển.

 

 

Nếu quá trình CGCN trong nước gặp nhiều khó khăn thì ngược lại, do làn sóng chạy đua thu hút đầu tư nên nhiều địa phương đã không chú ý đúng mức đối với công tác thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư. Câu chuyện về nhiều nhà máy thép, xi măng, mía đường, dệt may, do sử dụng công nghệ cũ, tiêu tốn quá nhiều năng lượng nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh là phản ánh thực trạng nêu trên.

 

Đã thật sự có thị trường công nghệ?

Vài năm trở lại đây, khi nhắc đến TTCN, điều được cho là nổi bật nhất vẫn là việc các chợ công nghệ - thiết bị (techmart) được tổ chức ngày một nhiều hơn (kèm techmart "ảo" hoạt động liên tục trên internet) nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa khoa học và đời sống. Sân chơi này đã thành công nhất định. Cụ thể là từ năm 2000 đến nay, đã có khoảng 4.000 hợp đồng CGCN được ký kết với số tiền vào khoảng 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, TTCN không đơn giản chỉ là các techmart, mà phần nhiều sẽ được quyết định bởi các dịch vụ hỗ trợ "phía sau".

 

Cũng theo TS Lê Xuân Bá, trong khi nguồn "cung" công nghệ trong nước còn yếu và thiếu thì các dịch vụ tư vấn CGCN, đánh giá công nghệ, sở hữu trí tuệ (SHTT) đã hình thành nhưng chậm phát triển. Đến nay, cả nước chỉ có khoảng vài chục DN làm nhiệm vụ này và mới đáp ứng vào việc CGCN nhập khẩu của nước ngoài.

 

Hiện tại, các tổ chức trung gian trong CGCN chủ yếu hoạt động dịch vụ về thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ. Trong khi đó, có rất ít đơn vị chuyên về dịch vụ pháp lý SHTT, dịch vụ tài chính đầu tư đổi mới công nghệ; các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhất là dịch vụ đánh giá - giám định công nghệ còn thiếu. Có tình trạng này là vì đây là lĩnh vực đòi hỏi phải đầu tư một nguồn lực nhất định trong khi lợi nhuận thu được chưa nhiều, khó hấp dẫn tư nhân tham gia.

 

Ngoài ra, thể chế về thông tin thị trường chưa phát triển, hệ thống quản lý lưu trữ thông tin về kết quả công nghệ còn yếu; việc phổ biến và thông tin cho những đối tượng có liên quan đến công nghệ chưa được đẩy mạnh. Sự phát triển yếu kém của hệ thống tổ chức môi giới công nghệ, dịch vụ chuyển giao, đánh giá - thẩm định công nghệ và SHTT là một trong những hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCN hiện nay.

 

Rõ ràng là DN, dù quan tâm đến công nghệ mới nhưng do TTCN còn thiếu trọng tài trung gian chuyên nghiệp nên khi có nhu cầu, DN lại phải tìm hướng đi riêng, mà trong đó tiềm ẩn không ít rủi ro.

Theo Hà Nội mới

 

Đề tài "Tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích DN đầu tư vào KHCN" do Viện Chiến lược và Chính sách KHCN thực hiện cho thấy: Mức độ đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) còn khiêm tốn, chỉ vào khoảng 3% doanh thu mỗi năm, bằng 22,22% so với các chi phí khác. Các DN đầu tư cho R&D chủ yếu là các DN cổ phần, DN nhà nước và các tổ chức KHCN chuyển đổi thành DN KHCN. Các DN ngoài quốc doanh hầu như không chi cho R&D. Trong chi phí cho R&D, khoản dành cho tiếp nhận công nghệ và bí quyết không hàm chứa (thiết kế công nghiệp và mỹ thuật) chiếm 28,57%; mua bằng sáng chế và giấy phép khai thác chiếm 11,11%; các hoạt động khác như mua máy móc, thiết bị với tính năng cải tiến chiếm 38,1%.

Theo nghiên cứu của TS Lê Xuân Bá (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) được công bố gần đây, số đơn xin cấp bằng sáng chế và giải pháp hữu ích của nước ngoài chiếm tới 95% trong tổng số đơn nộp và chiếm tới 99% số đơn được cấp bằng. Các giao dịch trên TTCN còn nghèo nàn, thể hiện sự phát triển ở trình độ thấp. Các DN chủ yếu tham gia vào các giao dịch mua bán máy móc mà chưa tham gia vào các giao dịch có hàm lượng CNC, như mua bán bản quyền sáng chế, hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Rõ ràng, tình hình này phù hợp với trình độ công nghệ phát triển ở mức độ thấp của các DN Việt Nam nói chung. Các giao dịch trên TTCN chủ yếu diễn ra giữa các DN và đối tác nước ngoài. Giao dịch giữa DN và các tổ chức công nghệ trong nước còn ít.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0