Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/08/2009
Ứng dụng khoa học và công nghệ - Không thể mãi “ăn đong”

LỜI TÒA SOẠN: Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm, phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ đánh giá tình hình xuất khẩu của nước ta tiếp tục gặp khó khăn với lý do chính là vì thị trường thu hẹp và giá giảm. Tuy nhiên, không phải đến khi kinh tế thế giới biến động người ta mới đặt câu hỏi vì sao hàng Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật lên câu chuyện công nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết bị cho là đã lạc hậu. Thực trạng này được báo Hànộimới phản ánh qua loạt bài "Ứng dụng khoa học và công nghệ - Không thể mãi "ăn đong"".

Bài 1: Doanh nghiệp “lướt sóng” công nghệ

 

 

Hạn chế trong đổi mới công nghệ

 

Đây là số liệu được Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh công bố gần đây sau khi tiến hành khảo sát để đánh giá trình độ công nghệ của 630 DN trong, ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Theo đó, tỷ lệ DN đạt mức độ tự động hóa hoàn toàn chiếm 25%, bán tự động chiếm 60%, 15% còn lại chỉ đạt mức thủ công cơ khí. Phần lớn thiết bị công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc, một số ít có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, chất lượng cũng ở mức hạn chế...

 

TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Cục trưởng Cục phát triển DN (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho biết: 97% DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa, tức có số vốn kinh doanh đăng ký không quá 10 tỷ đồng và quy mô 300 lao động. Số DN này tạo việc làm cho khoảng 3 triệu lao động, đóng góp 40% GDP và 29% kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng đạt 18%/năm. Tuy nhiên, 80% DN nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu 3-4 thế hệ so với thế giới. Đa số DN sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước và năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ rất hạn chế.

 

Hạn chế trong đổi mới công nghệ dẫn đến sản phẩm đơn điệu, lạc hậu, tiêu thụ chậm, khả năng cạnh tranh kém, thậm chí là không tiêu thụ được khiến cho sản xuất đình đốn. Công nghệ lạc hậu còn dẫn đến tiêu tốn nguyên liệu, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

 

Theo kết quả khảo sát tại 1.200 DN Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hằng năm của DN được dành cho đổi mới công nghệ. Việc nhập khẩu công nghệ hằng năm của DN nước ta cũng chỉ đạt dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 so với các nước phát triển.

 

 

Khi nhắc đến trình độ công nghệ trong DN, nhiều người cho rằng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) sẽ mang vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến. Điều này đúng, nhưng chưa đủ bởi lẽ phần nhiều công nghệ đó "hơn" công nghệ sản xuất của các DN trong nước nhưng cũng chỉ thuộc dạng trung bình hoặc yếu so với thế giới. Hoạt động của các DN có vốn ĐTNN tham gia vào nền kinh tế nước ta đã qua hơn 20 năm nhưng sản xuất mang tính gia công lắp ráp vẫn chiếm tỷ lệ cao, không chỉ ở ngành sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, máy chính xác mà cả ở ngành may mặc, da giày. Trong những ngành trên, đến nay, tỷ lệ nội địa hóa so với năm 2000-2001 gần như chưa có tiến bộ đáng kể.

 

PGS-TS Phùng Xuân Nhạ (Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Liên kết giữa khu vực FDI với các DN nội địa còn rất ít, chưa hình thành được các ngành công nghiệp phụ trợ mà vẫn phải nhập khẩu, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng hàng hóa. Do điểm hạn chế này mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam còn thấp, nhiều DN FDI khó phát triển được quy mô và đầu tư chiều sâu nên gần đây đã xuất hiện xu hướng một số dự án FDI đã chuyển sản xuất ra nước khác hoặc đóng cửa, phải chuyển sang lĩnh vực đầu tư mới..

 

Thờ ơ với công nghệ nội

 

Thạc sỹ Hoàng Thu Hiền (Trường Quản lý khoa học và công nghệ - KHCN) cho biết: DN Việt Nam đầu tư cho KHCN chỉ bằng 1/3 so với các nước phát triển và 80% DN không có chiến lược đầu tư cho KHCN. DN nước ta cũng chỉ dành 0,2-0,3% doanh thu cho đầu tư đổi mới công nghệ, trong khi chỉ số này ở Ấn Độ, Hàn Quốc lần lượt là 5% và 10%. Trong ba giai đoạn của chu trình phát triển công nghệ, DN Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, là tiếp thu công nghệ chứ chưa đạt được mục tiêu làm chủ và sáng tạo công nghệ. Đáng lưu ý, có đến 57,7% DN Việt Nam không muốn mua công nghệ trong nước...

 

Trong khi đó, tâm lý "sính ngoại" khá phổ biến trong lĩnh vực đầu tư công nghệ sản xuất. Thực tế khảo sát trình độ công nghệ tại các DN sản xuất do Sở KHCN TP Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy, hơn 90% DN nhập khẩu dây chuyền công nghệ ngay cả khi hoàn toàn có thể mua được công nghệ trong nước với chất lượng tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn. Ví dụ: Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tại TP Hồ Chí Minh đã chế tạo thành công máy tách nước khỏi mật ong có giá thành rẻ hơn so với mức 0,7-1,5 tỷ đồng nếu nhập của nước ngoài (chất lượng thua xa máy nội); sự hơn hẳn của máy này so với hàng nhập khẩu đã được kiểm chứng nhưng không hiểu vì sao chúng ít được DN quan tâm, để rồi có hơn 20% mật ong xuất khẩu của Việt Nam bị trả về do không đạt chất lượng...

 

Theo các chuyên gia, có nhiều lý do dẫn đến việc DN không mặn mà với công nghệ nội và hoạt động KHCN, một trong số đó là cơ chế quản lý DN nhà nước (NN) hiện nay khiến các giám đốc "gò bó", trao cho họ quá ít quyền tự chủ, nhất là trong việc quyết định những khoản đầu tư lớn, trong đó có đầu tư cho đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thủ tục xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong DNNN kéo dài, khiến nhiều đơn vị không hào hứng tham gia hoặc khó khuyến khích họ có chiến lược đầu tư dài hạn.

 

Một nghiên cứu gần đây của TS Lê Xuân Bá (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương) cho thấy: Khu vực DN tư nhân hiện nay hầu như chưa tham gia đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ do không có đủ tiềm lực về vốn... Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài, một số yếu tố chủ yếu hạn chế quá trình này là: trong liên doanh, đối tác phía Việt Nam chưa chủ động hoặc chưa đủ năng lực tiếp nhận công nghệ chuyển giao; trình độ lao động của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

 

Mặt khác, tỉ suất đầu tư/diện tích đất ở nước ta hiện nay còn thấp. Con số này, theo Thứ trưởng Bộ KHCN, TS Nguyễn Văn Lạng thì chỉ đạt khoảng 1 triệu USD/ha và như thế, ta lại có thêm một lý do nữa để giải thích vì sao trình độ công nghệ của DN còn lạc hậu, kể cả với những DN hoạt động trong các khu công nghiệp. Đến thời điểm giữa năm 2009, Việt Nam cũng chưa có một khu công nghiệp nào đạt tiêu chuẩn khu công nghệ cao.

Theo Hà Nội mới

Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 4-2008 của TS Hồ Ngọc Luật (Bộ KHCN) cho thấy: Xếp hạng năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối trong bảng xếp hạng khu vực châu Á, thua Thái Lan 49 bậc, Ma-lai-xi-a 65 bậc và Xin-ga-po 81 bậc. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu, trong khi con số này của Thái Lan là 30%, Trung Quốc là 27%, Xin-ga-po 57%. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm, con số này của Thái Lan gấp 1,5 lần so với chúng ta; Ma-lai-xi-a gấp 2,5 lần, Xin-ga-po gấp 3,5 lần...

"Ta" yếu, "Tây" có mạnh?

 

Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã áp dụng nhiều tiến bộ KHCN  để nghiên cứu, sản xuất đèn tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
Ảnh: Công Hoan

Trên diễn đàn Quốc hội ngày 13-6-2009, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, tính đến đầu năm 2009, số doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam có khoảng 412.000 và trong 5 tháng đầu năm 2009, nước ta có khoảng 34.000 DN đăng ký mới... Số DN không ngừng tăng là thực tế đáng mừng nhưng nếu xét ở góc độ chất lượng DN thì không hẳn thế.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0