Thứ sáu, 17/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/08/2009
Trai buôn làng “sành điệu” với dế

Chàng trai người Ê đê rút trong túi quần ra chú “dế” to uỵch, nói toáng lên giọng rất oách: “Alô, đang tắc đường, về trễ 30 phút nhá”.

Kể từ khi sóng di động và điện thoại di động giá rẻ tràn về, cuộc sống tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số và người dân nơi vùng sâu vùng xa tỉnh Kon Tum, Gia Lai ngày càng được cải thiện...

Dùng “dế” làm ăn, quay phim, chụp ảnh

Chúng tôi đến xã Ia Krêl (Gia Lai) vào ngày cuối tháng 7/2009, trời đổ cơn mưa sầm sập. Con đường đất đỏ nhỏ bé dẫn vào xã vốn đã khó đi giờ càng thêm lầy lội, nhầy nhụa. Chiếc xe ô tô 12 chỗ chở đoàn chỉ còn biết đứng tại chỗ với đôi bánh quay tít bất lực, lốp cao su miết vào đất khét lẹt. Bị chiếc xe choán gần hết, con đường liên thôn nhanh chóng… ách tắc. Hai chiếc xe máy chở mấy thanh niên bị chặn lại phía sau. Đang lúc bác tài và cả đoàn cố gắng đẩy chiếc xe cố nép thật sát vào vệ đường để làm thông thoáng giao thông, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một thanh niên chạc ngoài 20 vận trang phục người Ê Đê rút từ trong túi quần ra chú “dế” to uỵch. Sau mấy giây bấm tới bấm lui, chàng trai nói toáng lên, giọng rất oách: “Alô, đang bị tắc đường, về trễ 30 phút nhá!”

Thấy tôi ngạc nhiên, một cán bộ Đoàn tỉnh Gia Lai nói: “Cuộc sống khá lên, bây giờ rất nhiều đồng bào nơi vùng sâu, vùng xa có thể sắm cho mình chiếc di động, không khác gì ở những nơi phát triển”.

Hôm sau, trong đêm giao lưu cồng chiêng với đồng bào xã Ia Tô (huyện Ia Grai, Gia Lai), chúng tôi lại có thêm dịp ngạc nhiên khác. Khi tiếng cồng chiêng cất lên, bên ánh lửa bập bùng, rất nhiều thanh niên bản đã đồng loạt rút ra chiếc điện ĐTDĐ “màn hình màu, âm thanh nổi” để chụp hình, quay phim. Giọng đầy tự hào, chàng thanh niên A Lâm chỉ tay về phía đám đông, nói: “Toàn thanh niên bản cả đấy, bây giờ cứ mỗi khi trong xã, trong thôn có hội hè hay liên hoan là chúng em lại dùng điện thoại để quay phim, chụp ảnh”.

Khoe chiếc điện thoại LG loại vỏ sò màn hình màu, âm thanh nổi đang tràn căng 5 vạch sóng Vinaphone, anh A Điêm, thôn 5, xã Ngọc Vang (Đắc Hà, Kon Tum) kể: “Từ khi có chiếc di động, tôi thấy tiện lắm. Có hôm đi chợ huyện lấy hàng bị thiếu tiền, thay vì phải tất tả chạy xe hơn chục km về lấy như trước, thì nay chỉ cần bấm máy gọi về là có thể nhờ người mang giúp”.

Báo họp bằng... SMS

Anh Nguyễn Ngọc Nam, Bí thư chi Đoàn thôn 10, xã Ia Tô (Gia Lai) phấn khởi cho biết: “Bây giờ ở các thôn bản, có rất nhiều thanh niên đã dùng ĐTDĐ để tiện cho công việc làm ăn, giao lưu với bạn bè…” Do địa hình rừng núi phức tạp, thanh niên trong thôn có thể lên rẫy, vào rừng cao su, đi chợ buôn bán… từ sáng đến tối nên cơ hội gặp để thông báo cho mọi người về lịch họp, thay đổi giờ sinh hoạt Đoàn rất khó khăn. Vì vậy, Nam đã nghĩ đến cách triệu tập mọi người hiệu quả và nhanh nhất thông qua việc soạn tin nhắn SMS rồi gửi cho cả tập thể. Giờ đây, thay vì phải tìm đến từng nhà đoàn viên báo họp mất vài tiếng đồng hồ, tin nhắn đã giúp Nam đưa thông tin đến mọi người chỉ trong vài phút, giúp các hoạt động của phong trào Đoàn trong thôn thêm hiệu quả.

Và những chuyện lãng phí…

Cũng như nhiều vùng quê khác trên cả nước, khi sóng di động được phủ tràn khắp nơi thì các loại điện thoại giá rẻ cũng được bán rộng rãi. Một trong những tác nhân gây nên cơn sốt “di động hoá” chính là ĐTDĐ Trung Quốc. Giá rẻ, chỉ trên dưới 1 triệu đồng đã gắn đầy mình chức năng giải trí, nhạc đa âm, ĐTDĐ Trung Quốc khiến giới thanh niên bản mê như “điếu đổ”. Rơ Châm Tiên, 21 tuổi người xã Ia Tô cho biết, người em họ của cậu cũng mới sắm được chiếc điện thoại Trung Quốc giá rẻ, nhưng mới được 4 ngày đã đi tong cái thẻ nạp 200.000đồng. Hỏi ra mới biết cậu xem trên tivi, thấy người ta quảng cáo hình nền, game bắt mắt (15.000 đồng một game) đã “cắm đầu cắm cổ” soạn tin tải về. Đáng buồn là những loại game đó đều không hỗ trợ cho máy nên “tiền mất tật mang”. Chỉ sau kinh nghiệm “đau điếng” này, cậu mới thôi nhắn tin kiểu tiêu khiển tốn kém đó.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0