Thứ năm, 01/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/07/2009
Toạ đàm về Xác định giá trị phần mềm

(Hà  Nội ngày 24/7/2009), Hội Tin học Việt Nam cùng với  đại diện các cơ quan bộ  ngành liên quan: Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ  Tài chính, Bộ Công thương, Tổng cục Thuế,  đại diện các Viện, Trường… cùng hơn 40 đơn vị doanh nghiệp hội viên Hội Tin học Việt Nam như FPT, HiPT, CMC… đã cùng tham gia Tọa đàm về các vấn đề liên quan đến “xác định giá trị phần mềm”.

Tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử từ ngày 16-17/7/2009 vừa diễn ra tại TPHCM, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều diễn giả đều thống nhất quyết tâm đưa công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn và định hướng xây dựng tiềm lực mạnh về CNTT. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng đã chỉ ra bất cập cần phải khắc phục ngay, đó là mâu thuẫn giữa văn bản pháp luật về quản lý đầu tư và việc mua sắm, đầu tư thiết bị CNTT. Trong khi các thiết bị CNTT, phần mềm thay đổi nhanh chóng thì các văn bản quy định về đầu tư mua sắm thiết bị “chưa theo kịp” nên đã gây ra những cản trở nhất định. Một  trong các “bất cập” quan trọng là vấn đề xác định giá trị phần mềm ở Việt Nam hình như được đánh giá quá thấp?

Bản Hướng dẫn xác định giá trị phần mềm ban hành kèm theo công văn số 3364-BTTTT-ƯDCNTT của Bộ Thông tin Truyền thông ngày 17/10/2008, được dùng để xác định giá trị các phần mềm mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tuy vậy trong văn bản này còn có nhiều điều chưa rõ ràng, chưa đầy đủ và chưa phù hợp khi áp dụng trong thực tiễn. Tháng 6/2009, Bộ Thông tin Truyền thông đã có văn bản gửi các tổ chức có liên quan đề nghị góp ý cho Dự thảo sửa đổi bổ sung cho công văn số 3364/BTTTT-ƯDCNTT nhằm đảm bảo sự phù hợp với tình hình phát triển thực tế của công nghiệp phần mềm và trình độ nhân lực phần mềm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nội dung sủa đổi bao gồm: (bổ sung vào mục 4 phần II) - Trong giá trị giá trị phần mềm xác định theo hướng dẫn này chưa bao gồm chi phí khảo sát, lập hồ sơ ...."; (chỉnh sửa mục 4 phần 2)Xác định giá trị phần mềmgiải thích giá trị 10/6 Hệ số điều chỉnh nỗ lực dùng để xác định các chi phí tiền dự án và các chi phí khảo sát, phân tích đến mức xác định được trường hợp sử dụng (use case)" nêu tại mục 4.1 phần II), sửa đổi (nội dung mục 4.3 phần II) về mức lương lao động bình quân và các sửa đổi trong phần phụ lục (mời tham khảo chi tiết Dự thảo đính kèm).

Về  bản hướng dẫn đã công bố và bản dự thảo bổ sung đang được trưng cầu ý kiến, có thể nói rằng các cơ quan quản lý nhà nước đang chuẩn bị các dự án lớn về ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp đang tham gia thực hiện các dự án phần mềm ứng dụng CNTT đã có rất nhiều ý kiến và quan điểm đánh giá khác nhau về cách tính, phương pháp xác định giá trị phần mềm. Các dự án mua sắm phần mềm của các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hiện đang đóng góp vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường phần mềm trong nước. Tuy nhiên, việc  chưa "thoả đáng" từ hướng dẫn khi lập các dự án phầm mềm phục vụ cho quản lý và sản xuất một phần xuất phát từ sự phức tạp và thiếu những căn cứ cho việc định giá phần mềm. Chính vì có quá nhiều ý kiến khác nhau, nên để đóng góp kỹ, sâu và thiết thực hơn cho dự thảo sửa đổi bổ sung công văn số 3364/BTTTT-ƯDCNTT, Hội Tin học Việt Nam tiến hành toạ đàm với sự tham gia trực tiếp của đại diện các cơ quan quản lý có liên quan, các doanh nghiệp và các đơn vị hội viên Hội Tin học Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Đại diện Bộ Tài Chính, ông Võ Anh Trung cho rằng việc ban hành hướng đẫ xác định giá trị PM là rất cần thiết, là căn cứ quan trọng để các cơ quan, đơn vị áp dụng xác định giá trị PM, tuy nhiên còn nhiều vướng mắc:  trước hết cách tính theo 3364 quá phức tạp đòi hồ sơ mô tả phải chi tiết, đầy đủ. Văn bản 3364 chỉ hướng dẫn cho mô hình hướng đối tượng (use case) trong khi không phải PM nào cũng sử dụng mô hình này và xác định giá trị theo 3364 đòi hỏi năng lực của cán bộ mà hiện nay không phải các Côư quan, đơn vị đã có nguồn lực để thực hiện. Xác định giá trị PM căn cứ theo mức lương lao động bình quân cơ bản  là không phù hợp vì không tính đủ cấu thành các chi phí phải bỏ ra. Thực tế cho thấy hướng dẫn 3364 theo hướng đối tượng chỉ là giá trị outsoussing (gia công) phần mềm còn thiếu các giá trị từ khảo sát, phân tích, thết kế, phát triển và triển khai. Hơn nữa sau các giai đoạn khảo sát, phân tích, thiết kế chi tiết mới áp dụng được hướng dẫn theo mô hình use-case, chi phí gia đoạn này thông thường chỉ chiếnm 30% tổng giá trị PM.  

Để làm rõ hơn các vướng mắc liên quan đến bản dự thảo này, ông Dương Dũng Triều- Phó Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FIS) cho rằng một số điểm còn tồn đọng từ văn bản 3364-BTTTT-ƯDCNTT mà bản Dự thảo đã có chỉnh sửa, bổ sung tuy nhiên chưa rốt ráo dẫn đến sự phiến diện đó là: sự không thống nhất giữa thân văn bản và phụ lục, tại mục 2 Hồ sơ phục vụ giá trị xác định phần mềm có chia chức năng phần mềm thành các loại: bắt buộc, mong muốn, tùy chọn; Và Use case thành các loại: phức tạp, trung bình, đơn giản nhưng tại phụ lục I, II lại hướng dẫn ngược lại: chức năng là phức tạp, trung bình, đơn giản còn use-case là bắt buộc, mong muốn, tùy chọn. Bên cạnh đó, ông Triều còn nhấn mạnh: Khó khăn trong việc xác định mức lương lao động bình quân. Nếu lấy theo mức lương nhà nước thì quá thấp. Bậc cao nhất (kỹ sư bậc 8/8) là 79.000đ/giờ ~ 632.000/ngày (đã áp dụng hết các văn bản để có thể tăng). Một dự án phần mềm mà tính theo giá này thì có nghĩa là toàn kỹ sư bậc 8/8 thực hiện.

Đại diện khối doanh nghiệp, ông Triều FIS – FPT và ông Nguyễn Kim Cương CMC, sau khi công bố xác định mức lương và chi phí cán bộ thực tế ở đơn vị mình đã chỉ ra rằng, nếu tính tối thiểu thì lương bậc thấp nhất ở kỹ sư phần mềm đã từ 5-6 triệu đồng/tháng, nếu tính đủ theo các bậc thì thấp nhất để chi chi 1 kỹ sư phần mềm là trên 10 triệu đồng/tháng và cao có thể tới gần 50 triệu đồng 1 tháng. Để minh hoạ sự cần thiết cho chi phí quản lý, diễn giả đã đặt câu hỏi “tôi đi họp thế này thì tính lương vào đâu?, không thể không tính chi phí quản lý trong xác định giá trị phần mềm!”.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT, Bộ công thương ví von ”qua thảo luận rất trân trọng cơ quan soạn thảo (Bộ TTTT) đã “dũng cảm” chọn để có hướng dẫn theo hướng khó và phức tạp nhất - tuy nhiên khi Bộ Công thương muốn hướng dẫn cho cơ sở thì “khó quá, phức tạp quá” và đến nay chưa thể thực hiện. Mong rằng cơ quan chủ trì soạn thảo chọn phương pháp dễ hơn làm sao có được hướng dẫn sao cho đầy đủ và đơn giản, có như vậy mới triển khai rộng được”.

Ông Lê Hoàng Thảo, Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ đã gửi ý kiến đến toạ đàm, dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì còn băn khoăn về cách tính toán và công thức mà phần phụ lục của bản Dự thảo thể hiện, qua đó có những câu hỏi đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông- cơ quan chấp bút bản dự thảo giải thích rõ trong phần phụ lục VI: Sự liên hệ giữa yêu cầu có phần I và giá trị thực tế phần II như thế nào, nếu có sự chênh lệch giữa yêu cầu và thực tế thì đánh giá ra làm sao? Đồng thời ông còn cho rằng một số thuật ngữ được dùng trong phần Phụ lục này còn trùng nhau, đồng nghĩa dễ gây hiểu nhầm: “hệ số điều chỉnh nỗ lực” và “hệ số điều chỉnh nỗ lực cho điều chỉnh, sửa đổi” có khác nhau hay không... Và đây là những hệ số điều chỉnh vậy người lập dự toán có điều chỉnh tăng hay giảm được không thì bản dự thảo còn chưa được nhắc đến.

Ngoài ra còn  rất nhiều ý kiến về các vấn đề khác như: liệu cách tính theo bản hướng dẫn đã xác định được đủ, chính xác các thành phần giá trị của một phần mềm hay chưa? Các chi phí cho quản lý dự án phần mềm, triển khai phần mềm sẽ được tính thế nào? v.v.

Các  ý kiến trên đã cho thấy có sự lúng túng trong cách hiểu, cách thực hiện trong triển khai thực tế.

Để các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và các đơn vị mong muốn ứng dụng CNTT một cách nhạy bén vào hoạt động của mình có thể xác định đúng và đầy đủ cũng như hiểu rõ từng mục trong việc định giá phần mềm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành CNTT nói chung và CNpPM nói riêng. Trao đổi về tọa đàm một lãnh đạo Bộ TTTT cho biết “vướng mắc còn rất nhiều, nhưng để giải quyết tổng thể là rất khó (kinh nghiệm cho thấy là gần như không thể!), nhưng chúng ta phải cùng tìm cách gỡ dần”; ông Nguyễn Long - Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết, toàn bộ các ý kiến đóng góp, trao đổi tại buổi tọa đàm sẽ được Hội Tin học Việt Nam đưa vào bản kiến nghị chính thức gửi tới Bộ Thông tin Truyền thông để góp ý vào dự thảo bổ xung điều chỉnh mới nhằm tạo một hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng phù hợp sát với thực tế và góp phần tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

Chi tiết hơn về các góp ý và trao đổi tại toạ đàm sẽ tổng hợp sau 1 vài ngày tới. /. 

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0