Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/09/2006
Thách thức của ngành viễn thông di động VN trước ngưỡng cửa WTO

Cánh cửa vào WTO đang dần mở ra đối với VN. Và, cũng như nhiều lĩnh vực khác, các doanh nghiệp viễn thông VN đang ở trong tư thế chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Với những doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động, sức ép đó càng lớn hơn, bởi đây được xem là thị trường sẽ phải mở cửa sớm nhất và cũng là một trong vài lĩnh vực có tính toàn cầu hóa lớn nhất hiện nay.

 Sức hút của thị trường Việt Nam

Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.

Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 12 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam.

Ngoài những hãng tên tuổi như Motorola, Siemens, Ericsson, Nokia… đến những hãng lần đầu tên được nhắc đến tên ở Việt Nam như Telenor của Na Uy đến Lucent Technologies của Mỹ… Chính vì sức hút lớn của thị trường viễn thông di động Việt Nam, mà chắc chắn rằng, khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp mạng di động Việt Nam sẽ chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài.

Nhiều hãng nước ngoài đã không giấu giếm dự định và tham vọng mua lại cổ phần của các mạng MobiFone và VinaPhone khi những mạng này được cổ phần hóa và đưa ra sàn giao dịch chứng khoán!

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không có những chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có thể những mạng di động Việt Nam sẽ bị các hãng nước ngoài “thôn tính”. Kinh nghiệm về kinh doanh và khai thác mạng, cũng như công nghệ - là điểm mà các mạng di động Việt Nam chưa thể bằng các hãng tên tuổi nước ngoài. Và, đó có thể là điểm yếu mà các hãng nước ngoài sẽ khai thác triệt để nhằm tìm kiếm thị phần ở thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Các mạng di động Việt Nam đã làm gì?

Theo ông Hồ Công Việt - Trưởng phòng Kinh doanh mạng của Công ty VinaPhone, hiện nay việc đầu tư xây dựng thêm các mạng di động mới ở Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài không dễ dàng, bởi đến nay, nước ta đã có tới năm mạng di động (VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone, E-Mobile) đang hoạt động, sắp tới lại có thêm mạng di động 092 của Hanoi Telecom.

Trong khi đó, thông thường ở các nước phát triển cũng chỉ có từ 1 đến 4 mạng di động. Về mặt công nghệ, hiện Việt Nam đang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến của thế giới là GSM và CDMA (ba mạng di động sử dụng công nghệ GSM và ba mạng di động sử dụng công nghệ CDMA). Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng khó có thể phát triển công nghệ di động khác ở Việt Nam.

Từ 1/6 vừa qua, VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile đồng loạt giảm giá cước và cả 5 mạng di động ở Việt Nam đều thực hiện phương thức tính cước 6 + 1 giây. Đây là phương thức tính cước tối ưu, giúp tiết kiệm 15% chi phí cho khách hàng. Nếu so sánh mặt bằng chung với các nước khu vực, thì cước viễn thông di động của Việt Nam hiện nay đã ở mức trung bình, không còn cao nhất nhì khu vực như cách đây 5 năm.

Một điều dễ dàng nhận thấy là cước dịch vụ di động ở Việt Nam đã dễ dàng được mọi tầng lớp trong xã hội chấp nhận, và điện thoại di động đã trở thành 1 vật dụng bình thường. Những điều đó nói lên mức độ “an toàn” của thị trường di động Việt Nam là khá cao, trước sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài trước ngưỡng cửa WTO.

Thời gian qua, các mạng di động trong nước cũng đã hết sức chủ động trong việc liên kết với các hãng lớn nước ngoài để phát triển và đưa vào khai thác những công nghệ mới, tiên tiến, nhằm tối đa hóa mạng lưới và không bị lạc hậu so với công nghệ thế giới. Sau một thời gian bị chậm trễ, dự án VINASAT đã được khởi động lại một cách tích cực.

Vào quý 2-2008, việc vệ tinh VINASAT được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động, sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ viễn thông di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Theo nhiều chuyên gia viễn thông, việc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đang đẩy mạnh phát triển thuê bao di động, không nằm ngoài chiến lược thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường trước khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ. Để đến lúc các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện thì cũng là lúc thị trường nước ta đã ở mức “bão hòa”.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia thị trường thông tin di động bằng việc đầu tư vào các mạng di động Việt Nam thông qua mua cổ phần. Sắp tới MobiFone và VinaPhone sẽ thực hiện cổ phần hóa, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Viettel Mobile cũng đang chuẩn bị cho việc cổ phần hóa. Chắc chắn cổ phiếu của 3 mạng di động này được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đặc biệt.

Các mạng di động của doanh nghiệp trong nước sẽ tranh thủ được thêm nguồn vốn đầu tư, công nghệ, trình độ quản lý... của nước ngoài. Sự chủ động “đi trước” này, chính là cơ hội đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO. Điều còn lại là các mạng di động Việt Nam cần phải có chính sách khai thác và tận dụng một cách triệt để, hiệu quả nhất.

Theo Thanh niên.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0