Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/07/2009
Imagine Cup 2009: Tiếp cận để phát triển

Hầu hết sản phẩm dự thi Imagine Cup 2009 vòng loại trong nước đều thể hiện tính sáng tạo, sự nhạy bén của sinh viên Việt Nam trong việc tiếp cận và áp dụng công nghệ...

Cuộc thi thiết kế phần mềm Imagine Cup 2009 vòng loại quốc gia Việt Nam đã khép lại với giải Nhất thuộc về đội MiMaS (ĐH Bách Khoa Hà Nội) với sản phẩm “Hệ thống chăm sóc sức khoẻ trẻ em liệt”. Theo đánh giá chung của ban giám khảo cuộc thi, cả 5 sản phẩm lọt vào vòng chung kết đều là những sản phẩm hoàn thiện, mang tính thực tế cao và bám sát chủ đề của cuộc thi.

"Hệ thống chăm sóc sức khoẻ trẻ em liệt" của ðội MiMas
đãng quang.

Trao đổi với phóng viên TGVT tại lễ tổng kết cuộc thi, cố vấn cao cấp giải pháp công nghệ Microsoft khối các trường cao đẳng và đại học, ông Lê Thanh Hải cho biết “tất cả sản phẩm dự thi Imagine Cup 2009 đều thể hiện sự xuất sắc trong việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới của Microsoft như công nghệ di động, hệ thống nhúng, công nghệ phần mềm, công nghệ lập trình và phân tích hệ thống...”. Điểm mới đáng ghi nhận tại Imagine Cup 2009 là tất cả phần trình bày và trao đổi vấn đáp đều được các bạn sinh viên thể hiện khá lưu loát bằng tiếng Anh, qua đó cho thấy trình độ chuyên môn lẫn ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam ngày càng cải thiện rõ rệt.

“Qua các sản phẩm dự thi Imagine Cup 2009, chúng tôi nhận thấy các bạn sinh viên CNTT của chúng ta tiếp cận với công nghệ rất nhanh, nhiều sản phẩm rất có tiềm năng và thậm chí có những ý tưởng hết sức độc đáo”, ông Hải nhận định. “Mục tiêu của Imagine Cup là giúp các bạn sinh viên chuyên ngành CNTT dần làm quen với 4 bước cơ bản trong công tác thiết kế/sản xuất phần mềm là nhận diện vấn đề, áp dụng công nghệ, xây dựng và triển khai”.

Ông Christophe Desirac, tổng giám đốc Microsoft Việt Nam đánh giá cao sự thành công trong hoạt động của mô hình câu lạc bộ Live Club mà Microsoft đang triển khai tại các trường ĐH và CĐ, cũng như ghi nhận sự đóng góp, nghiên cứu không ngừng của các sinh viên Microsoft nòng cốt (Microsoft Student Partner). Microsoft đã cung cấp miễn phí phần mềm, tài liệu về công nghệ cho các trường ĐH và CĐ. “Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết dẫn đến mọi thành công vẫn là sự đam mê của sinh viên. Các MSP chính là hạt nhân để phổ biến công nghệ mới của Microsoft trong môi trường học tập”, ông Hải chia sẻ.

Bước tiếp cận công nghệ có thể xem là tiền đề vững chắc cho sự phát triển, xây dựng một sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên, 3 bước sau đó là tiêu chuẩn hoá, nâng cao và năng động cũng hết sức quan trọng. Ông Hải cũng đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực từ phía các giảng viên tại nhiều trường ĐH và CĐ trong việc triển khai giảng dạy các công nghệ mới của Microsoft. “Minh chứng rõ ràng nhất là các sản phẩm dự thi Imagine Cup được cố vấn từ giảng viên thường có chất lượng cao hơn”.

Về khả năng thương mại hóa các sản phẩm đoạt giải, theo ông Hải, trước mắt Microsoft sẽ làm việc lại với các trường và đồng thời tìm kiếm đối tác cho từng dự án.

Chi tiết về cuộc thi có thể tham khảo trên www.pcworld.com.vn và bài viết “Imagine Cup 2009 - Công nghệ giúp giải quyết khó khăn” (ID: B0906_8).

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0