Thứ tư, 24/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/07/2009
Công nghiệp phần mềm: Có thể là “chiến lược quốc gia”?

Hội Tin học TP.HCM (HCA) sẽ đề xuất với Đảng, Nhà nước và xã hội về việc đặt công nghiệp phần mềm (CNpPM) là ngành công nghiệp chiến lược trong chiến lược chung phát triển đất nước những năm tới đây.

Ðó là thông điệp chính mà HCA muốn đưa ra tại sự kiện thường niên Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Outlook - VIO) 2009, ngày 15-19/7 tới đây tại TP.HCM. Tạp chí TGVT đã trao đổi thêm với ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch HCA và ông Nguyễn Trọng, nguyên chủ tịch HCA nhiệm kỳ 2,3 - những thành viên chính tham gia chuẩn bị nội dung VIO - để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của thông điệp này.

Quy mô ngành còn rất nhỏ bé...

Từ năm 2000, ngành công nghiệp PM tại Việt Nam bắt đầu được xem như một thực thể trong CNTT, trước đó, CNpPM đã được nhắc đến nhưng thường là chung trong ngành CNTT. Ở mốc năm 2000, một loạt chỉ thị, nghị quyết quan trọng đề cập đến CNpPM đã được ban hành, như: Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết 07/2000/NQ-CP, ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển CNpPM giai đoạn 2000 - 2005; Quyết định số 28/2000/QD-TTg ngày 20/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công viên PM, theo đó ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư vào ngành CNpPM...

Ngành CNpPM vẫn tiếp tục được Nhà nước quan tâm các năm qua, mới nhất là ngày 1/6/2009, Chính phủ ban hành Quyết định 698/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến 2020. Tuy vậy, nhìn lại sự đóng góp của ngành CNpPM cho nền kinh tế, chúng ta có thể thấy sự đóng góp còn quá nhỏ bé. Doanh thu ngành PM năm 2008 khoảng 10.500 tỷ đồng (600 triệu USD - theo hiệp hội DN PM Việt Nam), đóng góp khoảng 0,4% trong cơ cấu GDP quốc gia.

...Nhưng ẩn chứa những tiềm năng rất to lớn

Bằng việc dẫn chứng rất nhiều số liệu, sự kiện và nhận định liên quan đến CNpPM, HCA hy vọng có thể bước đầu chứng minh rằng CNpPM Việt Nam có thể là Phù Đổng kinh tế Việt Nam hiện đại. Trong bão táp khủng hoảng hiện nay, nhiều ngành kinh tế lớn thế giới bị suy thoái nghiêm trọng. Thị trường CNTT quốc tế không thể không bị ảnh hưởng. Trong ngành CNTT thì CNpPM và nhiều phân ngành dịch vụ vẫn có sự tăng trưởng. Lời giải cho hiện tượng này là thế giới chọn giải pháp ứng dụng CNTT để tiết kiệm chi phí và tăng năng suất trong thời kỳ suy thoái, chọn CNpPM và dịch vụ như là một trong những giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp thoát khỏi suy thoái.

Ông Nguyễn Trọng, nguyên chủ tịch HCA nhiệm kỳ 2,3:

“MỤC TIÊU 270.000 TỈ ĐỒNG/NĂM TỪ 2026”

Nếu CNpPM được xem là “Ngành công nghiệp chiến lược” thì tất cả các giải pháp cho phát triển ngành sẽ phải khác xa hiện nay. Chẳng hạn, chúng ta chưa bao giờ dám nói đến tiền “tỉ đô la” khi đầu tư cho CNpPM. Nhưng nói đến đầu tư chiến lược là nói đến đầu tư lớn, dài hạn với kết quả cũng lớn và phải chắc chắn.
Có thể phác tính: Để có thể đào tạo 1 triệu kỹ sư PM giỏi cho CNpPM với lứa đầu tiên bắt đầu làm việc từ năm 2015, chúng ta cần đầu tư khoảng 180.000 tỉ đồng (~ 10 tỉ USD).

Nếu chỉ ½ số đó làm cho CNpPM thì theo những số liệu về thị trường, đến 2025, 1 triệu kỹ sư này (chỉ tính 500.000 kỹ sư làm trực tiếp trong CNpPM) sẽ mang lại doanh số ngành là khoảng 900.000 tỉ đồng (~ 50 tỉ USD). Từ năm 2026, doanh số ngành sẽ bắt đầu đạt khoảng 270.000 tỉ đồng (~ 15 tỉ USD)/năm. Khi đó chúng ta sẽ thấy được “mỏ trí tuệ” Việt Nam mang lại giá trị lớn đến thế nào, bền vững đến thế nào, đáng tự hào đến thế nào so với các mỏ tài nguyên thiên nhiên.
Sẽ có ý kiến cho rằng bài toán trên hão huyền; nếu thất nghiệp thì sao! Tất cả phải nỗ lực cao độ. Điều dễ thấy là lực lượng 1 triệu kỹ sư PM tinh nhuệ VN vào năm 2025 là quá nhỏ bé và quá đáng quý cho thị trường phần mềm quốc tế. Mục tiêu 270.000 tỉ đồng/năm có lẽ còn quá khiêm nhường, nhưng cũng có thể không bao giờ với tới.

Cơ hội nào cho CNpPM Việt Nam

Trong bối cảnh ngành PM và dịch vụ toàn cầu có xu hướng thuê ngoài thực hiện, Việt Nam lại đã lọt vào danh sách gần 40 quốc gia làm PM trên toàn cầu (dù vị trí còn khiêm tốn) thì ngành CNpPM Việt Nam còn nhiều cơ hội gia tăng thị phần trong thị trường PM toàn cầu quá lớn. Làm thế nào để chúng ta chiếm lĩnh thị trường đó?

Có những người, kể cả chuyên gia trong ngành, cho rằng người Việt Nam không thể làm CNpPM ở mức cao, mà nguyên nhân chính là do không có tư duy làm việc tập thể. Nhưng điều này có thật sự đúng không? Liệu nhận định rút ra từ một số ít nhân sự trong số lực lượng làm PM còn ít ỏi tại Việt Nam có đủ đại diện cho trí tuệ Việt Nam?

Qua những điển hình thành công của các doanh nghiệp PM, qua các đánh giá quốc tế, qua sự nhìn nhận khả năng phát triển mạnh mẽ của CNpPM được minh chứng bằng những con số cụ thể, sẽ có những nhìn nhận mới hơn về CNpPM Việt Nam. Và nếu Việt Nam đầu tư đúng tầm vào ngành CNpPM, vào nhân lực CNTT ở mức đủ để “mỏ trí tuệ” Việt Nam phát huy sức mạnh, thì khả năng chiếm lĩnh thị trường PM thế giới, như các nước Ấn Độ, Trung Quốc đã làm, không phải không có cơ sở.

Tại VIO, HCA sẽ đưa ra những số liệu nghiên cứu mới nhất về thị trường thế giới; thị trường trong nước, năng lực và tiềm năng của ngành CNpPM và dịch vụ CNTT Việt Nam; những phân tích chứng minh, so sánh về phát triển ngành CNpPM và dịch vụ CNTT so với các ngành khác; những minh họa từ kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực PM và dịch vụ của các DN và tổ chức giai đoạn từ nay đến 2015. Và kết luận từ những nghiên cứu này là đề xuất như đã nêu ở đầu bài.

Sẽ còn nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi, phản biện đối với thông điệp của HCA. Tất cả những điều đó sẽ giúp cho Chính phủ, doanh nghiệp, người dân nhìn nhận rõ hơn về những thời cơ có thể đến trong nền kinh tế, từ đó có những quyết định kịp thời, phù hợp với nhu cầu phát triển. Đó cũng là mục tiêu mà sự kiện VIO hướng đến.

Ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch HCA:

“HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỘI ĐẢNG XI"

Khi thực hiện kế hoạch VIO năm nay, tôi thấy có một điều trùng hợp rất thú vị. Năm 2000, “bong bóng dot-com” bùng nổ gây nên suy thoái kinh tế tại Mỹ và ảnh hưởng đến nhiều công ty CNTT toàn cầu. Nhưng thời điểm 2000 là lúc ngành CNpPM bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Năm nay, ở vào thời điểm kinh tế thế giới vừa rơi vào cơn suy thoái, HCA sẽ chứng minh được ngành CNpPM VN có những cơ hội để cất cánh.
Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 năm 2011, từ năm 2010 các địa phương sẽ tiến hành Đại hội Đảng bộ địa phương

Trước thềm các sự kiện đó, HCA mong muốn VIO’09 sẽ là hoạt động quan trọng đưa ra vấn đề thảo luận của giới CNTT về vị trí vai trò của ngành kinh tế CNTT, đặc biệt là CNpPM và dịch vụ CNTT trong tiến trình đưa đất nước ta trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0