Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/06/2009
Giúp sinh viên học "kinh nghiệm kiếm tiền" của doanh nhân

Hoàn toàn không phải trả một đồng lệ phí, hàng chục ngàn sinh viên trên cả nước sẽ có cơ hội gặp gỡ và học tập kinh nghiệm từ các doanh nhân, cán bộ thành đạt thông qua chương trình E-Learning trên cổng tri thức Thánh Gióng.

Các đại biểu đánh giá cao ý tưởng của chương trình, nhưng khẳng định "1000 doanh nghiệp" cần có sự kết nối với các dự án khởi nghiệp khác, đồng thời sinh viên phải có ý thức học tập một cách "chững chạc" thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Ảnh: C.M
Chỉ cần đăng ký tham gia thông qua Đoàn trường hoặc trang web
www.thanhgiong.vn, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tham gia khóa học. Mỗi khóa bắt đầu với một buổi gặp mặt khởi động, sau đó học viên trao đổi với các doanh nhân hàng tuần qua mạng, trong khoảng từ 6-10 tuần. Phương pháp học khá hiện đại khi học viên được cung cấp các bài giảng multimedia, trắc nghiệm, thực hành theo tình huống và thảo luận - hỏi đáp trực tiếp với giảng viên lẫn các học viên khác thông qua diễn đàn.

Với cách học này, các nhà tổ chức hy vọng học viên sẽ tiếp thu hiệu quả hơn, trong khi các doanh nhân tình nguyện tham gia giảng dạy trong chương trình cũng sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức.

Nội dung học xoay quanh việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng phỏng vấn và tiếp thị bản thân, kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp hay làm việc nhóm - là những điểm yếu căn bản và phổ biến của sinh viên Việt Nam, như thừa nhận của Giáo sư Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc chương trình Topica, đơn vị cung cấp nền tảng công nghệ E-learning cho chương trình, thì học viên và doanh nghiệp sẽ có khoảng 10-20 giờ để trao đổi chiều sâu với nhau, thay vì tiếp xúc chớp nhoáng trong các buổi giao lưu sinh viên - doanh nghiệp thông thường.

"Rất đông doanh nhân tâm huyết, tình nguyện muốn đóng góp cho giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm cho lớp sau, nhưng họ lại không có nhiều thời gian và chưa có một diễn đàn để làm việc đó. Với chương trình này, họ sẽ có thể hiện thực hóa mong muốn của mình", ông Tuấn chia sẻ.

Trên thực tế, việc thiếu thời gian luôn là một trở ngại đối với các doanh nhân. Ông Vũ Huy Đạt, Giám đốc tài chính Công ty Alcatel-Lucent cho biết, ông cũng rất hứng thú tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề với sinh viên, nhưng thường thì những buổi như vậy chỉ kéo dài 1-2 giờ.

"Chúng tôi rất bận nên không có điều kiện để theo sát sinh viên, nhưng nhiều trưởng, phó phòng ở công ty tôi có nhiều thời gian hơn mà kiến thức, nhiệt huyết cũng không kém gì. Chỉ có điều, họ ít được các trường mời tới thuyết trình mà thôi. Những chương trình như "1000 doanh nghiệp" sẽ giúp giảm bớt sự lãng phí tài nguyên này".

"Ông thầy xã hội"

Mục tiêu của chương trình là mời được 1000 doanh nhân đến từ nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp khác nhau, cả trong nước lẫn nước ngoài/liên doanh vào cuối năm 2010, giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm cho khoảng 30.000 học viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

"Sinh viên Việt Nam ít có điều kiện tiếp xúc với doanh nghiệp, vì thế, giữa nhà trường và thị trường lao động luôn tồn tại một khoảng cách rất lớn. Chúng tôi hy vọng chương trình này sẽ là bước đệm để trong tương lai, sinh viên có thể khởi nghiệp dễ dàng hơn", ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội chia sẻ trong cuộc họp báo.

Quan điểm này cũng nhận được sự chia sẻ tích cực từ Giáo sư Nguyễn Lân Trung. Thẳng thắn thừa nhận rằng "kinh nghiệm và kỹ năng là hai thứ mà nhà trường không thể cung cấp được cho sinh viên, hoặc cung cấp một cách quá ít, quá thiếu", ông khẳng định: "Chương trình đào tạo đại học (ở tất cả các ngành) đều chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hành trang mà chúng tôi trang bị cho các em quá xơ cứng và lý thuyết".

Chính vì thế, ông Trung tỏ ra rất hào hứng về ý tưởng mà ông gọi là "ông thầy xã hội". Đông đảo, đa dạng, tự nguyện và thực tế, đó chính là những ưu điểm tuyệt đối của "ông thầy xã hội" so với nhà trường truyền thống. Ông cũng tin rằng nếu chương trình có thể "chạy tốt" đúng như ý định ban đầu, 5 năm nữa hiệu quả xã hội mà nó tạo ra sẽ rất sâu rộng.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tiết lộ một ẩn ý của chương trình là cổ vũ sinh viên đi làm thêm, trải nghiệm thực tiễn và tự thân vận động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông cũng tin rằng chương trình cần phải kết nối được với các dự án khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên khác mới có thể tạo được hiệu quả, hiệu ứng xã hội cần thiết.

Một số cử tọa bên dưới tỏ ra kém lạc quan hơn và hoài nghi về mục tiêu quá tham vọng của chương trình. Không phủ nhận việc chương trình "1000 doanh nghiệp" có phần tham vọng, nhưng ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí thư Trung ương Đoàn tuyên bố: "Có tham vọng mới là thanh niên". Ông Hiệp khẳng định, chìa khóa thành công của chương trình nằm ở chính người học. "Nếu các bạn sinh viên tham gia không đến đầu đến đũa, thấy bạn bè học thì cũng lên mạng cho biết thì chẳng một chương trình nào có thể thành công cả".

Theo ông, công nghệ E-learning không mới, nhưng ý tưởng về chương trình lại có thể mở ra một hướng mới như đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ trực tuyến. Vấn đề là người học sẽ đón nhận ý tưởng này như thế nào và áp dụng những gì được học một cách thiết thực, có chiều sâu hay không.

Theo Vietnamnet

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0