Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/06/2009
Outsourcing Ấn Độ đứng trước nguy cơ “sống còn”

 

Điều khoản “50/50” đầy tranh cãi liên quan tới dự luật cải tổ visa Durbin-Grassley của chính phủ Mỹ đang làm cho các công ty outsourcing của Ấn Độ lo lắng vì chúng giới hạn việc thuê các chuyên gia của nước ngoài, mà Ấn Độ là thị trường cung cấp chủ yếu.

Dự luật mới của Washington đặt mục tiêu thắt chặt những quy định thuê công nhân trình độ cao từ nước ngoài của công ty Mỹ. Quy định này cũng sẽ đe dọa công việc làm ăn của những công ty dựa chủ yếu vào thuê ngoài như Wipro Technologies, Infosys Technologies, và Tata Consultancy Services. Lãnh đạo của các công ty này thậm chí còn nhận định rằng dự luật mới có thể đẩy mức tranh chấp lên cấp chính phủ (giữa chính phủ Mỹ và Ấn Độ).

Dự luật Durbin-Grassley là “sản phẩm” của hai thượng nghị sĩ Dick Durbin (bang Illinois) và Charles Grassley (bang Iowa). Dự luật mới sẽ thay đổi hàng loạt quy định mà các công ty phải tuân thủ trong việc xin cấp visa làm việc tạm thời, thường được gọi là H-1B và L-1. Quy định tranh cãi nhất của dự luật Durbin-Grassley chính là việc các công ty có từ 50 lao động Mỹ trở lên sẽ không được cấp thêm visa lao động nếu hơn 50% nhân viên của họ có đã hộ chiếu dạng H-1B hoặc L-1.

Quy định 50/50

Ông Grassley nói rằng quy định “50/50” sẽ giúp bảo vệ người lao động Mỹ tại thời điểm thất nghiệp đang gia tăng như hiện nay. “Cơ sở gốc của chương trình visa chính là việc chúng ta chỉ nhập khẩu các nhà quản lý và nhân viên kỹ thuật cao khi không đủ nhân công người Mỹ. Thật là nực cười khi một số công ty có số lao động nước ngoài vượt quá 50%, trong khi trên thực tế những nhân viên của Mỹ hoàn toàn có thể đảm trách được các vị trí này”, Grassley nhấn mạnh.

Trong khi đó, Som Mittal, chủ tịch nhóm thương mại NASSCOM – đơn vị đại diện cho các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ, thì cho rằng dự luật Durbin-Grassley cũng có vài cái hay, chẳng hạn như ngăn chặn tình trạng gian lận visa. Tuy nhiên, ông này cũng nói rằng quy định 50/50 là một sai lầm và nguy hiểm. Nếu quy định này được thực thi, thì nó sẽ ngăn chặn phần lớn các công ty outsourcing của Ấn Độ mang nhân viên mới của họ vào Mỹ, và việc làm này sẽ tổn hại tới cả Mỹ và Ấn Độ.

Còn Azim Premji, Chủ tịch điều hành Wipro, thì nói rằng chính phủ Ấn Độ chắc chắn sẽ vào cuộc nếu dự luật này được thông qua bởi ngành công nghệ - dịch vụ được coi là lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế nước này. Doanh thu từ phần mềm và dịch vụ chiếm tới 1/4 giá trị xuất khẩu của Ấn Độ. Premji cho rằng chỉ riêng điều đó cũng khiến chính phủ Ấn Độ buộc phải cương quyết. Bản thân NASSCOM và các công ty thành viên cũng đang tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà làm luật của Mỹ và chính quyền Obama với hy vọng ngăn chặn dự luật Durbin-Grassley.

Mô hình outsourcing Ấn Độ

Chương trình visa việc làm được thiết lập gần 20 năm nay tạo điều kiện cho các công ty Mỹ có thể thuê lao động kỹ thuật cao từ nước ngoài. Những công ty tham gia tích cực nhất vào chương trình này toàn là các “đại gia” trong ngành công nghệ như: Microsoft, IBM, Wipro, Infosys, và Tata. Thế nhưng cái cách sử dụng visa của các công ty Mỹ lại hơi khác với Ấn Độ. Trong khi các công ty như Microsoft và Google thường sử dụng visa tạm thời làm bệ đỡ ban đầu để xin định cư dài hạn (và vĩnh viễn) đối với các lao động tài năng, thì những công ty outsourcing lại sử dụng visa dạng có thời hạn, thường là ngắn và có trường hợp chỉ khoảng 18 tháng. Sau đó lao động phải quay trở lại Ấn Độ và tiếp tục làm việc tại đó dưới danh nghĩa đại diện cho các công ty tại Mỹ.

Hình thức kinh doanh trên của các công ty outsourcing đã vận hành khá tốt trong hơn một thập kỷ qua cho cả họ lẫn đối tác Mỹ. Khi thắng thầu các dự án quản lý công nghệ, kế toán, hoặc những hoạt động khác của đối tác Mỹ, các công ty Ấn Độ thường chỉ tuyển 20-30% nhân công tại Mỹ, còn lại 70-80% là tuyển trong nước. Cơ chế này giúp các công ty Ấn Độ trả lương thấp hơn (cho các lao động trong nước) trong khi vẫn tiến hành các công việc quan trọng nhất, chẳng hạn như thử nghiệm phần mềm, tại đối thác thuê ngoài. Trong nhiều năm qua, các công ty outsourcing dạng này thường đứng đầu danh sách các công ty được cấp visa H-1B.

Mittal cho rằng các công ty outsourcing và lao động theo dạng visa đã trợ giúp đắc lực cho các công ty của Mỹ, và ở mức cao hơn là giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển. Sự bổ sung lao động này đã và sẽ làm tăng sức cạnh tranh đối với nước Mỹ bởi rất nhiều công ty nước này cần tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao nhưng chi phí rẻ hơn so với lao động trong nước.

Tuy nhiên, các nhóm công nhân kỹ thuật của Mỹ lại tranh luận rằng quan điểm trên sẽ khiến cho số lao động trong nước ngày càng thất thế với lao động nước ngoài, cho dù những lao động nước ngoài có làm việc tại Mỹ hoặc trở về quê nhà của họ. Nhóm này cũng tranh luận rằng chính sách visa đã làm cho lương trong ngành công nghệ giảm xuống bởi lượng cung lao động tăng lên. Theo một báo cáo được công bố tháng 4/2009 của Đại học New York và Pennsylvania thì mức lương dành cho ngành lập trình máy tính và phân tích hệ thống tại nước này đã giảm 6%, và con số này vẫn tiếp tục cao lên. Durbin và Grassley nói rằng quy định mới nhằm ngăn sử dụng visa việc làm của Mỹ để gửi công việc ra nước ngoài và hạ thấp mức lương trong nước.

Lựa chọn nào cho các công ty outsourcing?

Nếu dự luật trên được thông qua, các công ty outsourcing sẽ phải thay đổi chiến lược để giảm thiểu số người sử dụng visa trong số tổng nhân công của mình tại Mỹ. Các lựa chọn có thể bao gồm thuê nhiều lao động người Mỹ hơn; tạo nhiều việc làm ở nước ngoài hơn; mua lại các công ty khác để phân chia tỉ lệ visa; hoặc kết hợp tất cả những biện pháp trên. CEO Infosys Kris Gopalakrishnan nói rằng nếu dự luật trên được thông quan, công ty của ông sẽ phải thực hiện chiến lược tổng thể. “Chúng tôi sẽ phải tăng số lượng lao động tại Mỹ, và một số công việc tại Mỹ phải chuyển ra nước ngoài”, Gopalakrishnan cho biết.

Còn CEO của Wipro, Premji, khẳng định rằng nếu dự luật được thông qua sẽ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp buộc phải tiến hành nhiều thay đổi. Cũng giống như Gopalakrishnan, chiến lược của Premji sẽ là việc kết hợp nhiều giải pháp bao gồm thuê nhân công người Mỹ và chuyển hoạt động ra nước ngoài. Ngoài Wipro và Infosys, nhiều công ty outsourcing khác như Cognizant Technology Solutions cũng thực hiện những bước đi tương tự.

Hiện vẫn chưa có gì đảm bảo dự luật Durbin-Grassley sẽ trở thành luật, nhưng chắc chắn nó sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét, kèm theo các yêu cầu cải tổ luật nhập cư. Tất nhiên, dự luật Durbin-Grassley sẽ phải thông qua Thượng viện và Hạ viện trước khi nó trở thành luật. Tuy nhiên, với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao tại Mỹ, các cơ quan lập pháp nước này chắc chắn sẽ có cái nhìn cẩn trọng về vấn đề này.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0