Chủ nhật, 04/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/09/2006
Các mạng di động đề xuất ''xiết chặt'' thuê bao trả trước

 Dự kiến, vào tháng 11, Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) sẽ chính thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định quản lý điện thoại di động (ĐTDĐ) trả trước. Thông tin này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi nó liên quan trực tiếp đến người sử dụng ĐTDĐ và những doanh nghiệp khai thác mạng. Năm mạng di động vừa có những đề xuất liên quan đến lĩnh vực này.

Bộ BCVT cũng đang xem xét để thống nhất phương án thực hiện, trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thắt chặt quản lý thuê bao trả trước. Quá trình thực hiện dự kiến sẽ kéo dài trong hai năm, tính từ tháng 11 năm nay.

Đề xuất từ các doanh nghiệp

Ảnh hưởng của việc buông lỏng quản lý thuê bao trả trước

Thống kê của Thanh tra Bộ BCVT cho thấy: những tháng đầu năm 2006 đã phát hiện và xử lý ít nhất 3 vụ đối tượng sử dụng thuê bao trả trước ĐTDĐ để chuyển tiếp cuộc gọi quốc tế về Việt Nam. Các đối tượng đã chuyển sim thuê bao di động (chủ yếu là thuê bao trả trước, sử dụng phổ biến là thuê bao các mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone) qua bên kia biên giới để kết nối vào trạm VSAT lắp đặt tại nước láng giềng hoặc ngay tại Việt Nam. Tiếp đó,  chuyển tiếp cuộc gọi quốc tế về Việt Nam.

Theo bản đề xuất ý kiến doanh nghiệp gửi lên Bộ BCVT, các doanh nghiệp VinaPhone, MobiFone thuộc VNPT, Viettel Mobile, EVN Telecom và Công ty SPT đều nhất trí chủ trương quản lý đăng ký của khách hàng sử dụng ĐTDĐ trả trước, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông cũng như hạn chế các tình trạng tiêu cực.

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đều băn khoăn đến nội dung và hình thức quản lý để khi triển khai sẽ giảm đến mức thấp nhất chi phí đầu tư hệ thống, cũng như thủ tục đăng ký; đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ. Lý do bởi hiện nay, số lượng thuê bao di động trả trước chiếm hơn 70% tổng số thuê bao di động.

Vừa qua, VNPT đề xuất giải pháp và chế tài thực hiện của doanh nghiệp là: Cần có quy định phối hợp các Bộ, ngành liên quan là Bộ Công an, Bộ BCVT và Văn hóa thông tin....Phía Viettel lại có kiến nghị: doanh nghiệp phải quản lý đăng ký thuê bao trả trước qua điểm bán hàng. Điểm bán hàng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về việc đăng ký của khách hàng.

Cách đăng ký phải đơn giản, đảm bảo sự phát triển thuê bao, đặc biệt quản lý cần áp dụng đồng loạt với tất cả các doanh nghiệp... Viettel cũng đề nghị lưu ý các trường hợp tặng hoặc cho thuê, mượn Sim trả trước, nên áp dụng phương án quản lý phù hợp.

Đối với người sử dụng viễn thông: Theo thống kê điều tra của báo Tuổi trẻ, trên 58% người sử dụng dịch vụ viễn thông đều mong muốn ban hành quy định quản lý các thuê bao trả trước di động...

Đại diện Vụ Viễn thông - Bộ BCVT (cơ quan chủ quản soạn thảo cơ chế quản lý này) cho hay, để đăng ký thuê bao ĐTDĐ trả trước, người sử dụng chỉ cần chuẩn bị chứng minh thư nhân dân (CMTND) hoặc hộ chiếu. Đối với những người chưa có CMTND hoặc hộ chiếu có nhu cầu sử dụng ĐTDĐ trả trước, có thể nhờ người có CMTND hoặc hộ chiếu đứng tên đăng ký sử dụng. Trong quá trình đăng ký, người sử dụng sẽ không phải trả một khoản phí nào cho nhà nước hoặc doanh nghiệp.

Các đại lý cung cấp thẻ, Sim ĐTDĐ trả trước nên tổ chức triển khai theo quy trình đăng ký mới và đăng ký lại cho khách hàng sử dụng dịch vụ trả trước ĐTDĐ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp, đại lý bán lại và người sử dụng dịch vụ trả trước ĐTDĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, cung cấp thông tin sai về người sử dụng dịch vụ trả trước.

Dự kiến, trong giai đoạn đầu, các mạng sẽ quản lý chặt với các thuê bao đăng ký hòa mạng mới, giai đoạn thứ hai sẽ thực hiện với các thuê bao chuyển đổi hình thức sử dụng dịch vụ, giai đoạn thứ ba sẽ áp dụng đối với các thuê bao cũ đang hoạt động trên mạng. Như vậy, ngay sau khi triển khai quy định quản lý mới, các thuê bao trả trước đăng ký mới sẽ phải khai báo các thủ tục giống như các thuê bao di động trả sau.

Hạn chế tình trạng thuê bao ảo!

Tình trạng thuê bao ảo, chạy đua khai khống thuê bao cũng gây khó khăn cho việc quản lý thuê bao trả trước. Mới đây, đề xuất từ phía nhà cung cấp dịch vụ mạng, đại diện cho mạng "tân binh" 096, ông Nguyễn Mạnh Bằng, Giám đốc EVN Telecom cho hay: ''Có thể dựa vào chỉ số APU để tính số thuê bao thực. Tôi cho rằng nên đưa cả con số doanh thu bình quân (APU) của thuê bao/tháng để làm cơ sở báo cáo con số thuê bao. Ví dụ như thuê bao phải có chỉ số APU được 5 USD trở lên mới được tính là thuê bao thực. Con số này cũng làm cơ sở để tính doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế''. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel lại có ý kiến ngược lại: ''Theo tôi việc tính số thuê bao thực phải dựa trên số thuê bao trong tháng có gọi đi, gọi đến. Tôi cho rằng ở Việt Nam chỉ nên tính thuê bao hoạt động kiểu này theo từng tháng. Nếu tính số thuê bao thực theo chỉ số APU cũng rất khó, vì chỉ số APU của các mạng di động khác nhau. Còn việc để xác định doanh nghiệp có khống chế thị trường thông tin di động hay không thì lấy số thuê bao làm cơ sở để tính.''

Cũng theo ông Hùng, ''ngay cả các nước trên thế giới cũng căn cứ vào số thuê bao để tính doanh nghiệp khống chế thị trường chứ không căn theo doanh thu. Sở dĩ đưa ra cách tính này vì quyền lực đối với thị trường của doanh nghiệp đó chính là số lượng thuê bao. Nếu doanh nghiệp có nhiều thuê bao thì lợi thế quy mô lớn và có thể giảm giá để cạnh tranh được.''

Đại diện cho hai mạng di động lớn VinaPhone, MobiFone, Ban Viễn thông VNPT lại có đề xuất là quản lý thuê bao trả trước và hạn chế thuê bao ảo theo thời hạn thẻ, trong vòng 6 tháng không sử dụng sẽ bị hủy sim. Vì vậy, Bộ nên đưa ra chuẩn ngày sử dụng của thẻ cào, có thể quy ra số tiền/ngày. Vì thời hạn thẻ của các nhà cung cấp mạng là khác nhau nên quy theo chuẩn này để tính thời hạn thẻ, để khống chế thuê bao ảo, tăng cường quản lý thuê bao trả trước.

Tính đến nay, thời điểm Việt Nam tổ chức hội nghị APEC đang đến gần. Để đảm bảo an ninh cho hệ thống viễn thông trong thời gian APEC diễn ra, việc quản lý thuê bao trả trước là yêu cầu rất cấp thiết. Đồng thời, người sử dụng ĐTDĐ cũng đang trông chờ cơ quan quản lý sớm đưa ra biện pháp hữu hiệu thắt chặt quản lý thuê bao trả trước!.

Trung Quốc đang thông qua dự luật bắt buộc tất cả mọi thuê bao ĐTDĐ tại nước này phải đăng ký lại số ĐTDĐ của mình dưới tên và địa chỉ thật. Luật mới này giống như những luật có nội dung tương tự đã được các quốc gia như Singapore, Thụy Điển, Thái Lan (22 triệu thuê bao trả trước) và Malaysia (14 triệu thuê bao) đã từng thông qua.

Theo đó, khoảng 200 triệu thuê bao di động trả trước ở Trung Quốc sẽ phải cầm CMND và hộ khẩu để đi đăng ký lại số máy của mình. Và nếu quá thời hạn quy định mà chưa tái đăng ký thì số ĐTDĐ sẽ bị cho ngừng hoạt động!

Trong các nước châu Á, Nhật Bản là quốc gia có biện pháp siết chặt quản lý thẻ trả trước nhất. Khách hàng phải đăng ký CMND khi sử dụng dịch vụ. Thẻ chỉ được kích hoạt khi đã được xác nhận và đăng ký các thông tin về người sử dụng. Nhật Bản cũng đang xem xét việc có nên bắt buộc phải kiểm tra CMTND mỗi khi người sử dụng nạp lại tiền vào tài khoản hay không, thậm chí đề xuất phương án người sử dụng không được đưa điện thoại trả trước cho người khác dùng.

 

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0