Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/05/2009
Phải chăng nghề IT tại Mỹ hết thời?

Việc các công ty Mỹ thuê nước khác gia công phần mềm khiến nhân viên Mỹ thất nghiệp. Việt Nam được xem là hưởng lợi từ xu hướng gia công sang nước thứ ba.

Giảm chi phí sản xuất

Công nghiệp gia công (outsource) ở Ấn Độ phát triển khiến nhân viên công nghệ Mỹ phải lao vào cuộc cạnh nghề nghiệp

Trở lại quá khứ, nhiều người tin rằng việc sử dụng nhân công tại nước khác sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ giảm được rất nhiều chi phí trong các khâu sản xuất. Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy các doanh nghiệp xuống hố sâu và đến giờ vẫn còn nhiều công ty chưa thoát ra được.

Daniel Masur, thành viên của hãng luật tầm cỡ thế giới Mayer Brown cho biết, nhiều công ty đang tìm mối gia công tại nước ngoài như một phương thức giảm thiểu chi phí sản xuất và duy trì tính cạnh tranh với các điều kiện thách thức của nền kinh tế.

Khi mô hình này được đưa vào hoạt động, lợi nhuận và giá trị cổ phiếu sẽ tăng nhưng đi cùng với nó là sức ép về chính sách và vấn nạn thất nghiệp của các lao động Mỹ. Thất nghiệp là nguyên nhân khiến cho ngân sách thuế thu nhập giảm một cách trầm trọng.

Ông cũng cho hay, dù mô hình này không được cộng đồng trong nước ủng hộ, các công ty vẫn tiếp tục liên kết với đối tác nước ngoài. Đối với những công ty chuyên gia công thì việc lôi kéo các hợp đồng từ nước ngoài chính là một cách để cứu sống họ. Chỉ có một số trường hợp là không dám thực hiện mô hình này, ví dụ các công ty tài chính hay một số tổ chức chuyên kích thích tiền tệ, bởi họ hiểu bất kỳ một hành động nào tương tự với mô hình trên cũng sẽ gây ra những phản ứng dữ dội về chính trị.

Cuộc chiến chống đói nghèo

Trong khi đó, các nhân viên IT Mỹ bắt đầu coi các tập đoàn gia công nước ngoài chẳng khác gì “những kẻ cướp trắng trợn”cướp đi công việc và tiền trợ cấp của họ. Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm thiểu đáng kể. Tuy vậy, họ vẫn chỉ quan tâm tới việc bị cắt giảm thu nhập chứ không nghĩ đến việc thù hằn các công ty nước ngoài.

Ủy viên hội đồng quản trị của Synergroup Systems , một công ty tư vấn công nghệ thông tin được thành lập vào năm 1986 cho biết, có rất nhiều nhân viên giỏi về chuyên môn bị thải hồi khi phong trào outsource trở nên phổ biến kể từ năm 2003.

Phó giám đốc Synergroup cho biết, họ đã phát triển mô hình gia công nội địa như một cách để các nhân viên IT trong nước cạnh tranh trực tiếp với mô hình outsource tại nước ngoài. Tuy nhiên tại thời điểm đó, chẳng mấy ai thực sự quan tâm. Mặc dù họ đã cố chứng minh rằng mình có thể cạnh tranh trực tiếp và cũng nhiều người đồng ý với phương thức cải tổ, các hợp đồng công nghệ vẫn bị chuyển ra nước ngoài bởi chỉ thị của các lãnh đạo.

Ngày nay, outsource xuất hiện rất nhiều trong các ngành nghề. Ban đầu, tất cả các công việc này đều được giao cho Ấn Độ, một trong những nước bị xếp vào danh sách nghèo nhất thế giới. Xu hướng gia công phần mềm không phải là yếu tố tạo nên tầng lớp trung lưu tại đây, tuy nhiên các nhân viên đòi mức lương quá cao và công việc thì bị chuyển lại đi khắp nơi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Mỹ không coi Ấn Độ là một nơi lý tưởng để ký hợp đồng nữa.

Theo giáo sư Leslie Willcocks, giám đốc Học viện kinh tế Luân Đôn, thị trường này đã bão hòa bởi lạm phát tiền lương. Kết quả là Ấn Độ và Trung Quốc trở thành các nước chuyển gia công phần mềm và công nghệ tới nước khác. Còn những nước nghèo như Việt Nam, các nước Nam Mỹ hay Đông Âu sẽ trở thành nơi tiếp nhận lại các hợp đồng từ các nước trên. Nói cách khác, nhân viên tại Ấn Độ rồi đây cũng sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp giống như nhân viên IT tại Mỹ.  

Chính phủ kêu gọi sử dụng lao động trong nước

Những doanh nghiệp ủng hộ phong trào outsource cũng cho biết mức lương của nhân viên Mỹ và Ấn Độ đang giảm khá mạnh. Khủng hoảng kinh tế gần đây như một sự điều chỉnh tự nhiên để đưa mức lương của các nhân viên trở về đúng vị trí của nó.

Theo ông GK Murthy, phó giám đốc dịch vụ doanh nghiệp của Sierra Atlantic, một công ty chuyên nhận outsource ở Ấn Độ và Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ, lạm phát lương tại các thị trường mới nổi và việc giảm lạm phát lương tại thị trường Mỹ sẽ mang lại tin vui khi khủng hoảng kết thúc.

Một số ý kiến khác cho rằng, Hoa Kỳ đang trông đợi các nhà cung cấp dịch vụ triển khai dịch vụ của họ đến khắp các vùng miền trong nước, việc này sẽ khiến nền công nghiệp outsource bị suy yếu. Việc IBM phát triển trung tâm dịch vụ tại Iowa chính là một ví dụ điển hình cho vấn đề này.

Theo ông Christopher Carrington, giám đốc điều hành Alpine Access, nhà cung cấp dịch vụ tổng đài, Mỹ đang tái tạo nền công nghiệp outsource với những thay đổi tiến bộ. Việc sử dụng nhân viên đã được đào tạo kỹ lưỡng trực tổng đài với chức năng đại diện cho phía công ty để trả lời khách hàng sẽ giúp các công ty tiết kiệm hơn cả trước đây. Mô hình mới này sẽ trở thành sự lựa chọn phổ biến và được rất nhiều công ty đón nhận. Sự thật là có hơn 80% các công ty mới nổi gần đây thành công bởi mô hình này.

Sau bài học này, chính phủ Mỹ đã kêu gọi các công ty hãy sử dụng nhân viên trong nước để đảm bảo quyền lợi của chính người dân.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0