Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/05/2009
Viễn thông Việt Nam đang đi trước Ấn Độ?

 

Thị trường viễn thông Ấn Độ và Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng. Thứ nhất là số người sử dụng dịch vụ đang tăng nhanh, chủ yếu là điện thoại và Internet. Tiếp đến là cả hai đều đang tiến lên 3G và có kế hoạch triển khai Wimax trên diện rộng. Tuy nhiên có vẻ như viễn thông Việt Nam đang đi trước viễn thông Ấn Độ một bước.

Từ thị trường viễn thông Ấn Độ…

Trong năm 2008, thị trường viễn thông Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng mặc cho tốc độ phát triển kinh tế chậm lại. Di động chính là lĩnh vực phát triển ấn tượng nhất với số lượng người đăng ký dịch vụ tăng 48,5%, đạt gần 350 triệu người.

Trong khi đó, lĩnh vực băng rộng lại tiến khá chậm nếu không muốn nói là còn nhiều trở ngại. Các phiên đấu giá băng tần liên tục bị hoãn khiến cho các doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải cân nhắc lại định hướng của mình. Một BWA/Wimax/3G rõ ràng vẫn chưa được các nhà mạng Ấn Độ đưa ra, họ mới chỉ nhìn nhận, đánh giá và cân nhắc xu hướng này mà chưa có bước đi cụ thể.

Thúc đẩy Wimax và băng rộng di động

 Báo cáo “Băng rộng không dây và Dự báo & phân tích thị trường Wimax Ấn Độ giai đoạn 2009 – 2013” đã đưa ra một số con số đáng chú ý. Chủ đề được quan tâm nhất tại Ấn Độ hiện nay vẫn là truy cập Internet. Người dùng, đặc biệt là doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nhiều tới các dịch vụ dữ liệu, chủ yếu là do tốc độ đường DSL không ổn định, hiệu suất truyền tải qua đường cáp đồng không thể dự đoán được.

Viễn thông Ấn Độ và các con số:

- Số đăng ký dịch vụ BWA/Wimax trong năm 2008 đạt 250.000 người.

- Tỉ lệ ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi người dùng) của BWA/Wimax cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khoảng 50 – 100USD.

- Giá modem USB giảm xuống mức 35 – 50USD, thậm chí cả những đơn hàng có số lượng nhỏ từ 150.000-200.000 chiếc.

- Các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra loại hình dịch vụ phù hợp, từ miễn phí cho tới dưới 200USD.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và người dùng gia đình/văn phòng nhỏ (SOHO) vẫn chưa được quan tâm đúng mực mặc dù lĩnh vực này hứa hẹn nhiều tăng trưởng trong thời gian tới. Các nhà phân tích nhận định rằng BWA/Wimax sẽ được lựa chọn là giải pháp cho các đối tượng SME và SOHO.

Nhờ những sáng kiến về y tế điện tử (e-health) và thương mại điện tử (e-commerce) của chính phủ nên băng rộng không dây tại Ấn Độ có nhiều cơ hội phát triển. Việc chuẩn bị cấp phát băng tần 2.5GHz cho 2 nhà mạng truyền thống là BSNL / MTNL đang được gấp rút tiến hành. Kế hoạch này sẽ giúp BSNL / MTNL xây dựng các mạng cơ bản trước khi nâng cấp và bổ sung thêm các dịch vụ giá trị gia tăng.

Các nhà khai thác dịch vụ hàng đầu tại thị trường Ấn Độ hiện nay như Reliance đã có chiến lược phát triển 3G và Wimax rõ ràng. Trong năm vừa rồi đã có 200 ngàn người đăng ký dùng dịch vụ BWA/Wimax. Tonse/Maravedis ước tính năng năm 2013 thị trường này sẽ có 14,6 triệu người đăng ký BWA/Wimax. Trong số này Wimax chiếm tới 13,4 triệu người.

Hỗ trợ của chính phủ

Chính phủ Ấn Độ cũng đã công bố nhiều sáng kiến kế hợp để đảm bảo rằng khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị được thu hẹp trong khoảng thời gian ngắn. Chẳng hạn như sáng kiến CSC (Trung tâm dịch vụ trung), được Bộ IT và Bộ Viễn thông Ấn Độ thông qua, là nền tảng quan trọng để triển khai Internet tại các vùng nông thôn với các dịch vụ tiện dụng như ngân hàng điện tử/chính phủ điện tử, y tế, giáo dục và xã hội. Mô hình mà các nhà cung cấp dịch vụ hướng tới đó là các ngôi làng không dây và băng rộng.

Trong khi đó các nhà hoạch định chính sách cũng đơn giản hóa nhiều thủ tục để quá trình phổ cập Internet tại Ấn Độ diễn ra nhanh hơn. Giá các thiết bị Internet di động, NetPC và các công nghệ tương tự đang giảm mạnh giúp phá vỡ rào cản và tạo ra các giá trị tăng trưởng mạnh hơn dự kiến.

Các lĩnh vực ứng dụng dành cho Wimax và 3G vẫn tiếp tục rộng mở. Vẫn còn rất nhiều chỗ trống dành cho 2 công nghệ này tại những thị trường băng hẹp như Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác. Nhờ các quy định thân thiện, băng tần dồi dào và nhiều thiết bị đầu cuối giá rẻ nên việc chuyển giao từ mạng di động thoại băng hẹp sang mạng dữ liệu băng rộng 3G tại Ấn Độ cũng không quá khó khăn với nước này.

… tới thị trường viễn thông Việt Nam

Ảnh minh họa

Cũng như Ấn Độ, thị trường viễn thông Việt Nam trong năm qua đã chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng. Theo công bố mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới thời điểm này, Việt Nam đã có 89,5 triệu thuê bao điện thoại (bao gồm cả cố định và di động), đạt mật độ 105 máy/100 dân – có nghĩa là 100% người dân Việt Nam đã có điện thoại.

Hiện ở Việt Nam đang có 7 mạng di động: VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile (nay là Vietnammobile), và Gtel. Riêng với trường hợp VTC, Thủ tướng chính phủ vừa đồng ý trên nguyên tắc để công ty này thử nghiệm cung cấp dịch vụ thông tin di động không cần cấp tần số. Khi dịch vụ của VTC đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ có tổng hợp 8 mạng di động. Còn về mạng cố định, hiện nay đang có 6 doanh nghiệp tham gia, bao gồm: VNPT, Viettel, EVN Telecom, Saigon Postel, VTC và FPT.

Tiến lên 3G

Khác với Ấn Độ, Việt Nam vừa cấp phép 3G cho 4 nhà mạng: MobiFone, VinaPhone, Viettel, và liên danh EVNTelecom - HT Telecom. 3G cũng được xác định là dịch vụ di động chủ chốt tại Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài các dịch vụ 2G và 2,5G đang được triển khai, 3G sẽ mang lại những lợi ích to lớn hơn cho người dùng

Lộ trình cung cấp dịch vụ 3G hiện đã được xác định đối với Vinaphone và Mobifone. Sau khi chính thức nhận được giấy phép 3G một tháng, Vinaphone sẽ cung cấp những dịch vụ 3G đầu tiên cho khách hàng theo chuẩn WCDMA 2100MHz. Vinaphone cũng phân định rõ mục tiêu phủ sóng 3G trong các giai đoạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, và 15 năm sau khi được cấp phép.

Trong khi đó, Mobifone có kế hoạch cung cấp dịch vụ 3G đầu tiên trong vòng 3 tháng sau khi được cấp phép. Theo lộ trình của Mobifone, 100% đô thị thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ được cấp phép 3G trong năm đầu tiên. Trong 3 năm tiếp theo, Mobifone sẽ phủ sóng 3G tới 98% dân số.

Chuẩn bị thương mại hóa Wimax di động

Cũng giống Ấn Độ, Wimax rất được các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam coi trọng. Hiện đang có 5 nhà cung cấp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thử nghiệm WiMax di động, bao gồm: VNPT/VDC, EVN Telecom, FPT Telecom, Viettel và VTC. Trong số các doanh nghiệp này đã có VNPT/VDC, EVN Telecom, và FPT Telecom thử nghiệm công nghệ Wimax di động.

Tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng đa phần các nhà cung cấp dịch vụ đều cho rằng họ đã có đủ những phương tiện và hạ tầng cần thiết để thương mại hóa dịch vụ Wimax di động. Tuy trước mắt nhu cầu sử dụng dịch vụ này không lớn nhưng về lâu về dài thì đây sẽ là một thị trường rất tiềm năng. Cả VNPT/VDC và FPT Telecom đều bày tỏ quan điểm muốn cung cấp Wimax di động ngay trong năm nay.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0