Thứ sáu, 26/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/05/2009
Hạ tầng viễn thông: Bỏ quên quy hoạch, băm nát hạ tầng

 
 

Các trạm BTS của các DN hiện không thể sử dụng chung.

Có khoảng 60 doanh nghiệp (DN) viễn thông nhưng Việt Nam lại không hề có quy hoạch, phát triển hạ tầng. Tình trạng "mạnh ai người ấy làm" đã phá nát toàn bộ mảng hạ tầng thiết yếu, gây lãng phí lớn nguồn lực của Nhà nước...

Bỏ quên quy hoạch

Theo tính toán, sau khoảng 15 năm hình thành, phát triển bùng nổ, hiện VN có khoảng hơn 60 DN viễn thông và cả chục DN được phép thiết lập hạ tầng mạng. Thế nhưng, các cơ quan quản lý cũng như tất cả những DN này đều không thể xây dựng được hạ tầng đồng bộ, dùng chung.

Sự buông thả về chính sách và quy hoạch; cộng với kiểu "mạnh ai người nấy làm" đã khiến hạ tầng bị băm nát. Theo ông Vũ Hoàng Liên - GĐ Công ty VDC thì Việt Nam đã làm một quy trình ngược. Tức là thay vì có quy hoạch, xây dựng hạ tầng mạng cả dưới mặt đất và trên không thì Việt Nam lại... làm rồi mới quy hoạch.

Chính vì thế, các DN viễn thông cứ treo đầy cáp như mạng nhện trên phố, đến khi không còn chỗ mà treo, gây mất mỹ quan, tác động tiêu cực đến xã hội thì cơ quan quản lý và DN mới nghĩ đến chuyện ngầm hóa cáp. Tuy nhiên, điều này cũng quá khó, bởi lẽ dưới đất, Việt Nam hiện không có chỗ nào được thiết kế cống ngầm đủ chuẩn đảm bảo cho việc chạy cáp viễn thông.

Cáp viễn thông góp phần tạo thêm các "thòng lọng" trên đường phố.


Tình trạng trên cũng xảy ra đối với hệ thống trạm thu phát sóng (BTS). Các chuyên gia và DN đều phải thừa nhận rằng: Hoàn toàn có thể tính toán được về số lượng trạm để thiết kế và lắp đặt trên toàn quốc. Tuy nhiên, các DN lại bỏ quên điều này. Thay vào đó, cứ ở đâu có nhu cầu thì  DN "trồng" ở đó. Thậm chí, tình trạng này còn diễn ra khá bừa bãi, tràn lan khiến người dân và xã hội bức xúc. Có nhà khoa học còn hoài nghi về việc với quá nhiều trạm BTS gần nhau, sức khỏe nhân dân có thể bị ảnh hưởng.

Lãng phí - manh mún và mâu thuẫn

Quy hoạch bị bỏ quên. Hạ tầng vì sự phát triển nóng bị băm nát. Hệ luỵ là sự lãng phí nguồn lực. Thay vì một hạ tầng dùng chung cho các DN thì hạ tầng phát triển chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt, chứ không thể nâng cấp về chất lượng, mở rộng về quy mô hay đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một ví dụ được các chuyên gia dẫn chứng là trên cùng một sợi cáp, một trạm BTS cùng công nghệ; các DN hoàn toàn có thể cung cấp đa dịch vụ đến các thuê bao. Thế nhưng từng DN khác nhau lại phải lắp trạm BTS và những đường cáp khác nhau, trong khi số lượng thuê bao vẫn thế.

Bên cạnh đó, sự manh mún thể hiện ở việc xây dựng hạ tầng không tuân thủ tiêu chuẩn. Vì thế, mỗi DN xây dựng một kiểu riêng. Đến khi các DN có muốn hợp tác, muốn tận dụng hạ tầng lẫn nhau thì không thể đồng bộ được hệ thống và công nghệ.

Chính từ sự tự phát và xé lẻ này đã đẩy các DN vào tình trạng mâu thuẫn và cạnh tranh không lành mạnh. Đã không ít lần, ngành điện lực "doạ cắt" và đã cắt hệ thống cáp của các DN viễn thông. Bên cạnh đó, giữa các DN viễn thông cũng không ít lần mâu thuẫn trong việc đảm bảo hạ tầng kết nối. Tình trạng DN này đặt cáp rồi lại bị DN khác đào lên, gây hỏng hóc và sự tranh chấp khu vực xây lắp hạ tầng đã xảy ra.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0